Xung quanh những chuyện gần đây, người viết có
một niềm tin rất lớn, quan hệ ngoại giao giữa nhà nước VN và tòa thánh Vatican
sẽ có những bước tiến quan trọng. Ít nhất 2 bên sẽ thống nhất nâng tầm quan hệ lên
cơ chế đặc phái viên thường trú thay cho cơ chế không thường trú hiện nay. Thậm
chí nếu thuận lợi mối quan hệ này sẽ được gia tăng lên tầm cao mới khi hai bên
chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, có đại sứ quán ở mỗi
bên.
Về lí do, bên cạnh việc mới đây sau gần 09 tháng
không duy trì Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam sau sự kiện Tổng
giám mục L. Girelly được thuyên chuyển sang nhận sứ vụ sứ thần tòa thánh tại
Trung Đông (từ tháng 09/2017) thì mới đây tòa thánh đã bổ nhiệm Tổng giám
mục Marek Zalewski, người Ba Lan, làm Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại
diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam thì có rất nhiều lí do để nói
đến.
Một cuộc họp giữa đoàn hỗn hợp Việt Nam -
Vatican (Nguồn: FB)
Đầu tiên phải kể đến việc: Theo nhiều nguồn tin
chưa chính thức và cũng chưa được tòa thánh cũng như giới chức VN công bố,
trong cuộc làm việc phái đoàn hỗn hợp gần đây nhất, hai bên (nhà nước VN và tòa
thánh) đã đạt được một số thỏa thuận hết sức quan trọng. Trong đó nổi lên là
vấn đề chia tách một số Giáo phận tại Việt Nam. Phía Tòa thánh cũng đã cam kết
sẽ tôn trọng một số nguyên tắc có tính nội bộ của Vn trong xử lý các vấn đề
liên quan. Đối chiếu với các quy phạm của thế giới thì việc có được những thỏa
thuận nói trên là nền tảng quan trọng để giáo hội 1 tôn giáo cụ thể và nhà nước
có cái nhìn chung, tiến tới nâng cấp quan hệ lên một tầm cao mới.
Lí do thứ hai được nói đến: Cho đến nay như đánh
giá của rất nhiều người, trong đó có nhiều chuyên gia, lực cản khiến mối quan
hệ giữa tòa thánh Vatican với nhà nước VN chưa tiến xa hơn cơ chế đặc phái viên
không thường trú ngoài vấn đề lịch sử, những mặc cảm đã có thì việc chưa đạt
được thống nhất đối với những vấn đề nóng lên trong bối cảnh hiện tại được cho
là căn bản và quan trọng nhất. Và do chưa thiết lập được quan hệ ngoại giao
chính thức nên cốt lõi của vấn đề vẫn là cách hành xử của giáo hội trong
nước.
Và chính sự thiếu đối thoại nên có lúc mối quan hệ hai bên
đã đi vào ngõ cụt, không lối ra. Nổi bật hơn cả vẫn là vấn đề tranh chấp, xung
đột đất đai giữa nhà nước và giáo hội. Nhưng với nội dung được chỉ ra tại cuộc
phỏng vấn của Đài RFI với Tổng Giám mục Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám mục Tổng
giáo phận Huế, chủ tịch Hội đồng giám mục VN thì có vẻ như vấn đề này thời gian
tới sẽ khác: "Đất đai là một hồ sơ nóng bỏng, không riêng gì với
Giáo Hội Việt Nam, mà còn đối với nhiều thành phần xã hội khác. Thống kê chính
thức cho thấy là có đến khoảng 73% các vụ khiếu kiện là liên quan đến nhà đất.
Dĩ nhiên là những vấn đề liên quan đến tài sản của Giáo Hội, thì Hội đồng Giám
mục Việt Nam có trách nhiệm phải lên tiếng bằng một cách nào đó.
Vấn đề là lên tiếng như thế nào và lên tiếng với
ai? Tôi nghĩ rằng lên tiếng với công luận và với truyền thông là một vấn nạn
cũng rất nhạy cảm, thậm chí nếu không có cân nhắc đầy đủ, thì có thể làm rối
loạn quan hệ và niềm tin. Người Công Giáo vừa là tín hữu Kitô giáo, vừa là công
dân Việt Nam. Cùng một lúc phải trung thành với hai tư cách đó trong một xã hội
đơn nguyên như Việt Nam thì không phải là chuyện đơn giản.
Dù sau thì Hội đồng Giám mục Việt Nam phải có một lập
trường. Lập trường đó là: khi cần thì vẫn lên tiếng, lên tiếng thẳng thắn,
nhưng lên tiếng một cách tế nhị, nghĩa là tiếng nói ấy phải được ghi nhận và
phải được lắng nghe như là thông điệp của một cộng đồng có thiện chí, muốn xây
dựng, muốn cải thiện, chứ không phải để công kích và gây ngộ nhận".
Dù chưa nói thẳng thừng ra nhưng điều đó đồng nghĩa với cam
kết, Hội đồng Giám mục Vn sẽ đứng ra thúc đẩy và trung gian xử lý những vấn đề
bất đồng giữa giáo hội Công giáo với nhà nước VN. Khi điều đó xẩy đến thì có
nghĩa lực cản cốt yếu khiến mối quan hệ VN - Tòa thánh dẫm chân tại chỗ bị loại
bỏ. Và khi đó đương nhiên, những thuận lợi sẽ đến và đó là tiền đề không thể
tốt hơn để mối quan hệ hai bên được nâng tầm.
PHƯƠNG NAM