Ngày
3/10/2017, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ
Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thành viên Thường trực Ban Bí
thư đã ký Quyết định số 99-QĐ/TW ban hành Hướng dẫn khung để các cấp uỷ, tổ chức
đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển
hoá" trong nội bộ.
Quyết
định 99 quy định về những nội dung, hình thức công khai thông tin để người dân
biết, giám sát cán bộ, đó là công khai 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; 19
điều quy định đảng viên không được làm; các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí
thư khóa XI, khóa XII về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là
cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
Ban Bí thư cũng yêu
cầu công khai kết luận kiểm toán, kiểm tra, thanh tra; kết quả giải quyết những
vấn đề bức xúc, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân;
kết quả xử lý các vụ, việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí đã được kết luận; hoạt
động và kết quả điều tra, truy tố, xét xử (trừ những vụ, việc phải giữ bí mật
theo quy định của pháp luật); công khai nội dung, kết quả tiếp thu ý kiến của
người dân; bản cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ,
đảng viên; bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ lãnh đạo, quản lý và người
phải kê khai theo quy định.
Qua đó, người dân
có thể trực tiếp gặp cấp uỷ, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
chính trị - xã hội để phản ánh; thông qua hòm thư góp ý đặt công khai, hệ thống
thư điện tử, số điện thoại đường dây nóng; tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa
người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng với nhân dân; tiếp xúc cử tri; thông qua hội
nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; kiểm điểm hằng năm; kiểm điểm
tập thể cấp uỷ, tổ chức đảng và cá nhân theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.
Quyết định cũng nêu
rõ, một khi có ý kiến góp ý của nhân dân, cán bộ, đảng viên, cấp uỷ, tổ
chức đảng phải có trách nhiệm thông báo nội dung góp ý và yêu cầu tập thể, cá
nhân được góp ý báo cáo, giải trình cụ thể về những nội dung được góp ý; tổ chức
xác minh làm rõ từng nội dung và kết luận cụ thể, xử lý nghiêm các khuyết điểm,
sai phạm (nếu có); thông báo đến chủ thể góp ý về kết quả tiếp thu và xử lý ý
kiến góp ý; công khai nội dung tiếp thu ý kiến góp ý (nếu cần thiết). Các ý kiến
chưa thể giải đáp được ngay thì ghi nhận, tiếp thu, xem xét và hẹn thời gian trả
lời nhất định.
Đây được đánh giá
là một bước mới có tính quyết định để chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái
trong Đảng ta sau những bước đi bằng biện pháp sử dụng quy định của nội bộ Đảng
có phần chưa cứng rắn, chưa thẳng tay, chưa đi sâu đi sát, chưa giải quyết
được yêu cầu mà tình hình mới đặt ra.
Tuy nhiên, như Bác
Hồ đã từng nói: đẩy thuyền cũng là dân lật thuyền cũng là dân, nhân dân ủng
hộ ít thì thành công ít, ủng hộ nhiều thì thành công nhiều, ủng hộ hoàn toàn
thì thành công hoàn toàn. Một quyết định đúng đắn được đưa ra nhằm nâng
vai trò của người dân lên cao hơn nữa nhằm chứng minh thêm cho bản chất
của một nhà nước “của dân, do dân, vì dân” thì dù có là khó khăn, không
thể ngày một ngày hai giải quyết được vấn đề nhưng một khi đã có dân,
không gì là không thể.
Hoan hô quyết định
99 của Ban Bí thư !!!
Niềm Tin