Phá Đại hội Đảng khóa 12 bất thành;
Phá bầu cử đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân nhân nhiệm kì 2016 - 2021
bất thành;
Phá chuyến thăm lịch sử của tổng thống Obama bất thành.
“Quá tam ba bận”, rận chủ vẫn
chai mặt tiếp tục phá hoại sự ổn định của đất nước Việt Nam bằng chiến dịch lần
thứ 4, đó là đòi trưng cầu dân ý vào năm 2020. Một chiến dịch dài hạn và được
lên kế hoạch khá sớm, trước 4 năm. Tuy nhiên, nội dung của chiến dịch này cũng
chỉ là tranh giành quyền lực chính trị với Đảng cộng sản Việt Nam, hạ bệ vai trò lãnh đạo của Đảng bằng những
thông tin bịa đặt.
Chúng
đòi: “quyền tự quyết của công dân trong việc lựa chọn thể chế chính trị cai quản
đất nước”. Và những người đòi cái quyền này là những tù nhân từng bị chính quyền
xử lí với các tội xâm phạm An ninh quốc gia này tự diễn biến thành “tù nhân
lương tâm”. Điển hình như: Nguyễn Đan Quế, Phan Văn Lợi, Thích Không Tánh, Lê
Công Định, Nguyễn Trung Tôn, Lê Quốc Quân, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Thanh
Giang, Phạm Bá Hải,… (thành viên của Hội trái phép mang tên Cựu tù nhân Lương
tâm – FVPOC). Ngoài ra, chúng tự cho rằng, Việt Nam đang lệ thuộc Trung Quốc,
và những quyết định của chính phủ Việt Nam bị can thiệp từ phía Trung Quốc,…
Nói chung là liên quan tới Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là một sự xuyên tạc trắng
trơn. Việt Nam hiện là một quốc gia độc lập, tự chủ trong quyết định, Việt Nam
cũng là một đối tác chiến lược bình đẳng với Trung Quốc trong các quan hệ kinh
tế, chính trị,… nhé.
Thuật ngữ trưng cầu ý dân trong tiếng Anh là referendum (số nhiều
referendums hoặc referenda), được hiểu là việc nhân dân (cả nước hay một địa
phương) bỏ phiếu tán thành hay không tán thành khi được hỏi về một vấn đề cụ thể.
Đó có thể là việc thông qua hiến pháp mới; sửa đổi, bổ sung hiến pháp, thông
qua một đạo luật, hoặc đơn giản là một chính sách cụ thể của nhà nước
(http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=353:msvvtcyd&catid=103:ctc20061&Itemid=109).
Tại sao chúng - những nhà dân chủ cuội lại đòi thực hiện cái thứ gọi là
Trưng cầu ý dân???
Như đã trình bày ở đầu đề, chống
Nhà nước Việt Nam vẫn là một việc làm đươc chúng thực hiện, cho dù đã thất bại nhiều lần trước đó. Nhiều
người trong số này cũng đã bị xử lí trước pháp luật nên căm thù chế độ
cách mạng, căm thù Nhà nước, muốn dùng
cái chung để phục vụ cho mục đích cá nhân của mình. Mặt khác, trưng cầu ý dân
vào thời điểm 2020, trước một năm để Đảng và quốc hội quay lại chu kì bầu cử quốc
gia. Rõ ràng, có một âm mưu tạo dư luận đông đảo chống Đảng và gây sức ép đối với
việc bầu cử quốc gia năm 2021. Một điều quan trọng hơn đã thôi thúc chúng đưa
ra kế hoạch dài hạn 4 năm, đó là TIỀN.
Cách đây 4 năm, các nhà dân chủ
cũng đưa ra lộ trình 3 bước để phá hoại bầu cử năm 2016, đưa lực lượng của
chúng vào chính quyền để phá hoại tổ chức, đem lại sự phân hóa nội bộ. Và thực
hiện cho chiến dịch đó, đã tốn không ít tiền của những nhà tài trợ cho những kẻ
chống phá trong và ngoài nước. Và người được lợi đương nhiên là những người chủ
trì và thực hiện kế hoạch đó. Do vậy, kế hoạch dài hạn 4 năm đợt này cũng nằm
trong công việc kiếm cơm hằng ngày của chúng mà thôi.
Ảnh:
Lời kêu gọi “Trưng cầu ý dân” trên trang Bauxitevn
Ai mới có quyền đưa ra Trưng cầu ý dân???
Theo dõi diễn biến chính trị thời
gian qua, với việc đưa ra trưng cầu ý dân ở các nước cho thấy. Chủ thể chịu
trách nhiệm thực hiện việc này chính là chính phủ hoặc chính quyền địa phương cần
trưng cầu dân ý phát động. Do vậy ở Việt Nam, nếu có trưng cầu ý dân, nó cũng
phải được cơ quan chính quyền phát động đối với một sự kiện chính trị và cần phải
thu thập ý kiến của người dân để có phương án giải quyết, chứ không thể do một
nhóm người vô tổ chức thực hiện, lên kế hoạch một cách phách lối như thế.
Theo Vũ Văn Nhiêm, Ths. Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh, bản chất của trưng cầu ý dân là: nhân dân lập ra và trao
quyền cho các cơ quan nhà nước để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực (để quản
lý xã hội); một mặt, các cơ quan này phải chịu sự giám sát của nhân dân và mặt
khác, chỉ được thực hiện quyền lực trong giới hạn cho phép. Trong nhiều trường
hợp, nhà nước không được quyết định (đúng hơn là không có thẩm quyền quyết định
hoặc không cần thiết phải quyết định) mà để nhân dân trực tiếp quyết định. Một
trong các cách mà nhân dân trực tiếp quyết định là thông qua trưng cầu ý dân.
Trưng cầu ý dân là một hình thức quan trọng trong việc thực hiện dân chủ trực
tiếp của nhân dân, là hình thức biểu hiện đỉnh cao của nền dân chủ. Rõ ràng, ở
đây Nhà nước Việt Nam đã từng quyết định về tương lai của dân tộc ở quá khứ,
còn hiện tại, Nhà nước cũng đang thực hiện chức năng quản lí của mình, chưa để
xuất hiện tình trạng không thể giải quyết
được thì không thể mang ra trưng cầu dân ý một cách vô tổ chức được.
Do vậy, đây tiếp tục là một chiêu
bài mới nhằm kiếm ăn của lũ cuội trong nước mà thôi. Nếu như nó được thực hiện
thì sẽ mang lại công ăn việc làm cho một bộ phận rận chủ trong nước. Tuy nhiên
kết quả của cuộc “Trưng cầu dân ý” này chắc chắn không thể chấp nhận một cách
thống được.
Niềm Tin