Trên mạng, như đến hẹn
lại lên, lại xuất hiện những luồng ý kiến trái chiều, một bên thì cho rằng, nêngộp tết ta và tết tây; một bên thì cho rằng, nên duy trì tết cổ truyền như bao
đời nay nó vẫn vậy.
Tết, đối với những đứa
trẻ con không chỉ là vui mấy ngày tết mà nó được rộn ràng, náo nức từ nhiều
tháng trước đó. Tết - là thời điểm mà trong tiềm thức của mỗi người đều nhớ về,
đặc biệt là lúc còn nhỏ, là những háo hức, ước vọng vô tư, trong sáng và đầy giản
dị của những ước mơ tuổi thơ. Với trẻ nhỏ, cứ mỗi năm chỉ mong đến Tết không chỉ
đơn thuần được nhận tiền mừng tuổi của người lớn dành cho mình mà còn được ăn
ngon, được mặc áo quần đẹp, được đi chơi mà không phải lao động mệt nhọc như những
ngày thường khác…
Là vẻ mặt hân hoan, ấm
áp khi chiêm ngưỡng trên bầu trời những màn pháo hoa hay nghe tiếng đì đẹt của
nó cùng mùi xác pháo sau đó. Có những đứa trẻ, ký ức về Tết đôi khi chỉ giản
đơn là thích mùi hương trầm dịu nhẹ trên bàn thờ của các ngôi nhà phả vào không
khí trộn lẫn với mùi đất trời trong khoảnh khắc giao thừa giữa năm cũ và năm mới…Là
những giấc ngủ thoải mái trong chăn ấm, thưởng thức những món ăn ngon đậm đà
hương vị Tết mà không lo thiếu thốn như ngày thường…
Ảnh:
Người dân cả nước đang háo hức, bận rộn với những công việc cuối năm để chuẩn bị
cho Tết Đinh Dậu 2017 (Nguồn: Internet)
Hay đơn thuần, thích Tết
là vì đó là khi tiết trời mùa Xuân đã về trên khắp cánh đồng bao la, len lỏi
trong mọi ngõ ngách của làng quê, góc phố, xua tan đi sự ẩm ướt, lạnh lẽo, buốt
giá của mùa Đông, thay vào đó là thời tiết ấm áp, nhẹ nhàng và đầy tinh khiết
như những giọt sương ban mai ở nhánh hoa đào, hoa mai bung lụa ở góc vườn nhà
ai…Là những buổi sớm mai dậy sớm ra thăm vườn, mê mẩn nhìn những lộc non đâm chồi
với những nụ hoa chum chím của các loại cây đang thi nhau vươn lên theo ánh
sáng. Rồi khi những đứa trẻ lớn lên, cái Tết sẽ là hành trang tâm hồn, để chúng
vẫn thuộc về nền văn hóa thuần Việt không thể nào lẫn lộn trong thời đại toàn cầu
hóa đang diễn ra đầy mạnh mẽ này.
Khi lớn, người đi học,
người đi làm xa nhà, 365 ngày là những ngày tháng nhớ mong, quay quắt mong được
đến Tết để được trở về, quây quần với gia đình, người thân. Ngày Tết là khi người
gặp nhau là những lời chúc tốt đẹp nhất dành cho nhau, khởi đầu một năm mới hứa
hẹn những điều may mắn, suôn sẻ bội phần năm cũ.
Những ký ức, những cảm
giác sâu đậm về Tết như vậy không chỉ ghi dấu sâu đậm mà còn gợi cho những đứa
con dù sống cảnh giàu sang nơi xứ người cũng nhớ về quê hương mỗi độ tết đến,
xuân về. Tuy cái Tết cũng mang đến nhiều sự lo toan, suy nghĩ cho người lớn để
cái tết được đủ đầy, chu toàn hơn nhưng nó vẫn là một cái gì đó đầy trân trọng
khó giải thích được. Người Việt với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dịp Tết không
chỉ là được sum vầy bên người thân, gia đình, bạn bè…mà còn là dịp con cháu thể
hiện lòng thành kính của mình lên tổ tiên.
Không phủ nhận những mặt
ưu điểm của luồng ý kiến cho rằng, bỏ Tết ta để gộp vào tết Tây là để thuận tiện
cho sự phát triển kinh tế, là để hội nhập được dễ dàng hơn, dựa trên cơ sở cái
lợi ích của tăng trưởng kinh tế.
Song, đối với người viết
bài này, có lẽ, Việt Nam vẫn nên giữ truyền thống từ trước tới nay là tết ta.
Giá trị kinh tế có thể trong nay mai nhưng giá trị văn hóa con người chỉ cần
lùi một bước là rất khó tiến được bước nào. Mỗi một con người khi sinh ra và lớn
lên đều cần có những giá trị có tính gốc rễ, nhiều khi không thể lý giải được bằng
những lợi ích kinh tế, nhưng nó khiến họ cảm thấy cuộc đời còn có những giá trị
đáng sống, có những mối liên kết, ràng buộc vô hình nhưng có thể giúp cho họ
qua khỏi những khủng hoảng về tinh thần, nhất là sự trống rỗng của tâm hồn
trong guồng quay hỗn độn của vật chất trong thời đại toàn cầu hóa này.
TRÙNG
DƯƠNG