Toàn văn công văn của Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) ngày
17/3/2017 (Nguồn: FB).
Ngay lập tức công văn này đã bị một đám người mà chủ yếu là người Công giáo
đăng tải lên FB để đả kích, cho đó là minh chứng cho việc Chính quyền, nhà nước
thiếu nhất quán về chính sách tự do tôn giáo, vi phạm pháp luật trên lĩnh vực
này. Xin được trích dẫn về một vài ý kiến như thế:
- Từ Lm. Lê Ngọc Thanh, nguyên trưởng ban Truyền thông Tỉnh dòng chúa cứu
thế Việt Nam: "CHÍNH SÁCH NHẤT QUÁN VỀ TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CHXHCNVN LÀ
ĐÂY!
Giáo dân muốn đi lễ ở giáo xứ khác phải xin phép !?
Linh mục muốn dâng lễ ở một giáo xứ khác phải được
phép !?
Cả 2 phép này đều cho nhà nước "ban" cho".
- Từ JB Nguyễn Hữu Vinh, giáo dân hiện đang sinh hoạt
tại nhà thờ Thái Hà (Hà Nội: "Tại Công văn nói trên của UBND Huyện
Quỳnh Lưu do Phó Chủ tịch Hồ Ngọc Dũng ký, đóng dấu Quốc huy đỏ choét hẳn hoi
viết rằng "Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện, có một số giáo xứ
đã tổ chức cho bà con giáo dân đi làm lễ ngoài phạm vi giáo xứ, giáo họ mà không đăng ký với UBND Huyện về nội
dung, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, quy mô, thành phần tham dự
cuộc lễ...". Thực ra, cái UBND Huyện Quỳnh Lưu, nơi có số
giáo dân hết sức đông đảo mà vẫn không hiểu nổi thế nào là "làm
lễ" của người Công giáo thì quả là tai hại. Là một giáo dân từ khi mới lọt
lòng mẹ được 3 ngày đến nay đã hơn nửa thế kỷ, trải qua những thời kỳ cộng sản
khốc liệt nhất là phá nhà thờ, bắt nhốt thầy tu, linh mục... Thế nhưng, chưa
bao giờ tôi thấy giáo dân lại dám "làm lễ" bao giờ.
Xin thưa ở Giáo hội Công giáo, việc của ai người đó
làm chứ đâu có chuyện tiếm quyền, cướp việc như bên nhà nước Cộng sản. Ở đó
không có hiện tượng như người ta ghi lại sau đây: " Ở Hà Nội,
sáng ngày 17/8/1945, Tổng hội công chức của Chính phủ Trần Trọng Kim đã tổ chức
một cuộc mít tinh đông tới hàng chục ngàn người tại Nhà hát lớn để bày tỏ ý chí
bảo vệ tổ quốc. Cuộc mít tinh vừa bắt đầu thì một nữ thanh niên trí thức xưng
tên là Nguyễn Khoa Diệu Hồng leo lên khán đài cướp micro, hô khẩu hiệu “Ủng hộ
Việt Minh“ và một người khác rải một lá cờ đỏ sao vàng từ trên ban công xuống.
Đám đông hô khẩu hiệu hưởng ứng. Từ đó cuộc mít tinh của Tổng hội công chức
biến thành cuộc biểu tình của Việt Minh". (Trích Hoàng Sâm, người có mặt
tại Biểu tình 19/8/1945 tại Hà Nội). Thế nên, chuyện "bà con
giáo dân đi làm lễ" ngoài giáo xứ" là chuyện hoang đường".
Theo dõi những ý kiến vừa được trích nêu thì có thể
thấy: Có người đã đánh giá công văn trên mà không có bất cứ lí lẽ, dẫn chứng
nào cụ thể, họ chỉ quy kết mà thôi (trường hợp Linh mục Lê Ngọc Thanh); có
người lại cố gắng cắt nghĩa câu chữ để phản biện, để đánh tráo khái niệm dù bất
cứ ai cũng nhận thấy điều này (trường hợp JB Nguyễn Hữu Vinh).
Và từ 2 cách tiếp cận vấn đề này, có hai vấn đề chúng
ta cần quan tâm và nên được chỉ rõ:
Thứ nhất, có hay không
việc pháp luật quy định việc sinh hoạt tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự là phải xin
phép và chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của chính quyền địa phương cấp
huyện?
Câu trả lời là có. Nội dung này được quy định tại điều
11, Pháp lệnh Tín ngưỡng và điều 31, 32, Nghị định 92/NĐ-CP ngày
09/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh Tín
ngưỡng, tôn giáo. Nội dung các điều luật này nói như sau:
Điều 11, Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo quy định như
sau:
1. Chức sắc, nhà tu hành được thực hiện lễ nghi tôn
giáo trong phạm vi phụ trách, được giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn
giáo.2. Trường hợp thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo ngoài quy
định tại khoản 1 Điều này phải có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp
huyện) nơi thực hiện.
Trong trường hợp này, cha xứ bị bệnh đột xuất, Tòa
giám mục cử cha Tuấn đến làm lễ thay, tức là cha Tuấn sẽ thực hiện nghi lễ tôn
giáo ngoài phạm vi phụ trách (khoản 2), nên phải xin phép UBND huyện/thị
xã".
- Điều 31, 32 của Nghị định 92/NĐ-CP ngày 09/11/2012
của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn
giáo quy định:
Điều 31 quy định về "Các cuộc lễ của tổ chức tôn
giáo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo": 1. Tổ chức tôn giáo khi tổ
chức các cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi
một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản đề
nghị đến Ủy ban nhân dân cấp huyện. Văn bản đề nghị nêu rõ tên cuộc lễ, người
chủ trì, nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, quy mô, thành
phần tham dự cuộc lễ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được văn bản đề nghị hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời
bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
2. Việc tổ chức các cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo có
sự tham gia của tín đồ đến từ nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
hoặc đến từ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức tôn giáo có
trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc lễ
ngoài cơ sở tôn giáo.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được văn bản đề nghị hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời
bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do".
Điều 32 quy định về việc "Giảng đạo, truyền
đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo": "1.
Chức sắc, nhà tu hành giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo có trách nhiệm
gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến giảng đạo, truyền đạo.
Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị, trong đó nêu rõ lý do thực hiện
giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo, nội dung, chương trình, thời gian,
địa điểm thực hiện, người tổ chức, thành phần tham dự;
b) Ý kiến bằng văn bản của tổ chức tôn giáo trực
thuộc hoặc tổ chức tôn giáo trực tiếp quản lý chức sắc, nhà tu hành.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn
bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do".
Công văn của Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã trích dẫn
đầy đủ, chính xác nội dung này. Vậy thì tại sao lại cho đó là động thái ngăn
cản hoạt động tôn giáo, là sự thiếu nhất quán trong chính sách tự do tôn giáo
đang được nói ra và triển khai trên thực tế? Vấn đề được chỉ ra cho sự lệch pha
này không ngoài việc những người này chưa tiếp cận hoặc không chịu tiếp cận các
văn bản luật quy định về các nội dung này. Họ hiểu vấn đề theo kiểu cảm tính và
cắt nghĩa vấn đề cũng theo chiều hướng mặc cảm với những động thái của chính
quyền!
Thứ hai, đúng như JB
Nguyễn Hữu Vinh đã chỉ ra trong bài viết được RFA đăng tải lại! Khái niệm
"làm lễ" hay còn gọi với từ khác là "hành lễ" chỉ được và
do các chức sắc *(từ Linh mục trở lên) đứng ra thực hiện! Giáo dân thì không có
quyền này. Từ ngữ đúng ra phải nói ở đây là "sinh hoạt". Tuy
nhiên, xin nhắc lại là đây không phải là vấn đề gì đó quá quan trọng hay bản
chất trong sự việc đang được nói đến này!
Đó chẳng qua cũng chỉ là một sự sai sót về mặt chuyên
môn mà UBND huyện Quỳnh Lưu *(tỉnh Nghệ An) gặp phải trong quá trình hành văn.
Và về bản chất vấn đề mà nói thì nó hoàn toàn không sai. Vậy nhưng, điều đáng
buồn là những kẻ như JB Nguyễn Hữu Vinh lại lợi dụng những chi tiết có tính yếu
điểm này để công kích, lên án chính quyền!
TRÙNG
DƯƠNG