Ngay sau cuộc làm việc giữa Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thanh Long với Đại sứ vị Đại sứ Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga về vấn đề thúc đẩy hợp tác quốc tế về phòng chống dịch và những vấn đề liên quan đến vắc xin phòng COVID-19. Trên mặt báo lan tràn những cái tít phản ánh cùng một nội dung Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vắc xin Covid-19 cho Việt Nam. Và trên thực tế, những tít trên báo như thế đã được nhiều đối tượng sử dụng để công kích, lên án, phản đối Bộ y tế và cá nhân ông Bộ trưởng Bộ y tế.
Quang cảnh buổi tiếp Đại sứ
Trung Quốc (Nguồn: fb)
Nhiều kẻ cũng cố tình
hoài nghi mục đích chính đằng sau đề nghị nói trên của Bộ y tế và đằng sau đó
là Chính phủ, Đảng và nhà nước ta.
Tuy nhiên có lẽ không
chỉ vấn đề này mà trong nhiều vấn đề khác, khi tiếp cận vấn đề chúng ta nên soi
xét, tìm hiểu thực sự kỹ lưỡng tránh những hoài nghi không đáng có hoặc dẫn dắt
câu chuyện sang những biên độ mới. Bởi lẽ, mặc dù đúng là nhiều báo đã giật tít
bài như thế song các nội dung trong đó, bao gồm cả lí do Bộ y tế đề nghị phía
TQ hỗ trợ vắc xin covid19 cho Việt Nam đã được đề cập tới.
Theo đó, trao đổi với vị
đại sứ TQ Hùng Ba, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề
nghị phía TQ hỗ trợ cho Việt Nam vắc xin Covid19 để tiêm cho các đối tượng
ưu tiên theo Nghị quyết 21/NĐ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ, trong đó
có các công dân Việt Nam có nhu cầu đi lại, giao thương, học tập tại
Trung Quốc do nước bạn đã triển khai chính sách “hộ chiếu vaccine”, trong
đó có ưu tiên với người tiêm vaccine của Trung Quốc.
Và như thế, lí
do chính khiến ông Bộ trưởng bộ y tế có đề nghị trên xuất phát từ những vấn đề
hết sức thiết yếu, rõ ràng trong cuộc chiến phòng chống dịch covid19 hiện nay và cả những chính sách mà TQ đang áp
dụng với nhiều nước trên thế giới liên quan dịch covid19. Mà không xuất phát từ
những động cơ chính trị gì đó như đám lề trái, dân chủ trong nước đang ra sức
rêu rao, công kích.
Nói rõ hơn về
vấn đề này sẽ thấy: Với vị trí địa lý tiếp giáp và trong bối cảnh giao thương,
qua lại giữa VN – TQ đã được thiết lập trở lại thì chuyện công dân hai nước qua
lại lẫn nhau sẽ ngày càng nhiều. Thực tế này cũng đặt ra cho Chính phủ, Bộ y tế
những bài toán, cách thức để đảm bảo những hoạt động thế này không làm xấu tình
hình dịch bệnh. Và trong vô vàn những biện pháp, cách thức và ưu tiên cần thực
hiện thì việc đề nghị TQ hỗ trợ được cho là phù hợp hơn cả. TQ không chỉ có thế
mạnh trong sản xuất, cung ứng vắc xin covid19 được nhiều nước công nhận mà họ
đang thực hiện những chính sách có lợi cho quốc gia đề nghị (chính sách “hộ
chiếu vaccine”).
Trong khi đó,
nếu được TQ đồng ý sẽ hạn chế được những gánh nặng vắc xin mà chúng ta đang phải
gồng mình lên để đàm phán, mua bán về! Lợi đôi đường là thế không có lí do gì
chúng ta lại im lặng trong khi họ có những động thái khuyến khích, chào đón.
Đó là chưa
nói, trong bối cảnh quan hệ quốc tế đang trở nên đan xen, chồng lấn và yếu tố bạn
– thù không còn được nói đến thì đối với những vấn đề thế này, sẽ thành chuyện
nếu VN giữ thái độ im lặng. Khi đó, thế giới sẽ có quyền nghĩ không đúng về
chúng ta và khi đó, không hiểu Vn sẽ chơi được với ai trong bối cảnh toàn cầu
này!
Đúng là trong
quan hệ với nhiều nước lớn, trong đó có TQ, sự cảnh giác không bao giờ thừa
nhưng điều đó không đồng nghĩa chúng ta đóng khung, bế quan toả cảng trong mối
quan hệ với họ. Mở rộng tấm lòng đón nhận những thiện chí của họ (và không quên
cảnh giác), đó mới thực sự là tầm vóc của ngoại giao trong bối cảnh hiện nay.
PHƯƠNG NAM