Thông
báo ngày 7 tháng 11 năm 2018 của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội về việc Xây dựng tại
Trường Tiểu Học Tràng An, 29 Nhà Chung, Hoàn Kiếm cho biết: "Hiện nay
Trường Tiểu học Tràng An, số 29 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, đối diện với
cổng chính Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, đang bắt đầu tiến trình thi công xây dựng
với máy xúc trong sân trường, bịt kín tường rào, và không có họa đồ xây dựng
niêm yết bên ngoài. Đây là đất thuộc quyền sở hữu của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội
với bằng khoán điền thổ số 1794 quyển 9 trang 191.
Từ
nhiều năm nay Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đã liên tục đề nghị chính quyền các cấp
trao lại Tòa Khâm Sứ cũ và Trường Hoàn Kiếm nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám
Mục, nhưng chưa được chính quyền giải quyết. Nay chính quyền lại tiếp tục xây
dựng trên mảnh đất khác thuộc Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Ngày 05/11/2018 Đức
Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Đức Cha Phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh đã kiến
nghị khẩn cấp đến chính quyền thành phố và các cơ quan liên hệ để phản đối việc
xây dựng và yêu cầu dừng ngay việc thi công trên đất đang có tranh
chấp".
Đơn
kiến nghị của Toà Tổng Giáo phận Hà Nội (Nguồn: FB)
Như
vậy, căn cứ để Toà Tổng Giáo phận Hà Nội yêu cầu dừng ngay việc thi công
trên đất đang có tranh chấp là bằng khoán điền thổ số 1794 quyển 9 trang
191. Bằng khoán điền thổ này cũng được Toà Tổng Giáo phận Hà Nội gửi kèm
theo Đơn Kiến nghị khẩn cấp số VP2018/11CQ ngày 05/11/2018, do Hồng y
Phê rô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội và Giám mục Phụ Tá Laurenxo Chu
Văn Minh ký tên thay mặt hàng linh mục Tổng Giáo phận Hà Nội và toàn thể giáo
dân gửi đến Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và các cơ quan
chính quyền Hà Nội với nội phản đối việc ngang nhiên xây dựng trên đất đai và
cơ sở của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội.
Ngoài
ra, Toà Tổng Giáo phận Hà Nội không có bất cứ lợi thế nào, kể cả việc sở hữu
thực tế đối với khu đất mà Toà tổng Giáo phận này cho là đang tranh chấp. Bởi
thực tế, từ lâu đã là trụ sở của trường Tiểu học bán công Tràng An (địa chỉ:
29, Nhà Chung, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Và
như thế trong vụ khiếu nại lần này, Toà Tổng Giáo phận Hà Nội hoàn toàn bất
lợi. Căn cứ pháp lý mà họ có chẳng qua chỉ là một Bằng khoán điền thổ được
cấp từ thời Pháp. Khi giành được độc lập và nhất là khi giải phóng hoàn toàn
thì các giấy tờ này không còn giá trị pháp lý. Có chăng đó chỉ là căn cứ để xử
lý đối với những cơ sở có sở hữu thực tế (trong đó có cơ sở tôn giáo). Thứ đến
tại đây không còn là trường Dũng Lạc thuộc sở hữu của Toà TGP Hà Nội mà là trụ
sở của trường Tiểu học bán công Tràng An. Và dù thế nào đi nữa thì đây
cũng là căn cứ quan trọng nhất để chính quyền các cấp xem xét đối với đề nghị
cấp lại khu đất để xây dựng, mở rộng trụ sở toà tổng Giáo phận Hà Nội trong
tương lai.
Cũng
nói thêm, đây không phải là lần đầu Toà TGP Hà Nội có kiến ngị đòi lại khu đất
do có nguồn gốc tôn giáo. Tuy nhiên, cần thấy rằng cùng với sự biến thiên, thay
đổi của xã hội, chế độ thì không phải khi nào những yêu cầu có "nguồn gốc
lịch sử" kiểu này cũng được giải quyết. Việc giải quyết cần phải hướng đến
sự hài hoà, đại cục chung. Việc xây dựng, mở rộng Toà TGP Hà Nội trong tương
lai vô cùng cần thiết, vì đó là điều kiện để đáp ứng sinh hoạt tôn giáo của
người dân ngày càng lớn.
Song
cũng đừng quên từ lâu đấy đã là cơ sở giáo dục. Mà đã là cơ sở giáo dục thì mục
đích của nó cũng lớn lao, kỳ vĩ không kém. Cái khó của Hà Nội là đứng giữa hai
vấn đề nguyện vọng mà không thể phân định cái nào lớn hơn cái nào. Và đương
nhiên, khi đó thì ai có lợi thế hơn thì bên đó được giải quyết.
Trường Tiểu học bán công Tràng An hiện có hơn hẳn 2 yếu tố: (1) Quyền
sở hữu thực tế và (2) Quyền sử dụng đất được nhà nước giao.
Vậy
nên thay vì quá sốt sắng đối với chuyện này nên chăng Toà TGP Hà Nội cũng nên
thận trọng, ôn hoà hơn.
TRƯỜNG GIANG