Bất chấp phát biểu mới đây của Uỷ viên Bộ
Chính trị, Bí thư TƯ, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản VN Võ Văn Thưởng tại
hội nghị báo cáo viên các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc T.Ư tháng 7
không có từ nào thể hiện Đảng cộng sản Việt Nam cấm đoán việc trao đổi và đối
thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đảng. Nhưng trên Fb của
mình, Nguyễn Tường Thuỵ đã phát đi những lời lẽ có tính quy kết, tấn công tới
nhà lãnh đạo đứng đầu cơ quan tuyên giáo của Đảng cộng sản này.
Nguyễn Tường Thuỵ
trong 1 lần trả lời Đài RFA (Nguồn: FB)
Thuỵ cho rằng: “Điều đáng chú ý nhất trong bài giảng của Võ Văn Thưởng mà báo Thanh
niên dùng để giật tít (Ông Võ Văn Thưởng: 'Internet là xa lộ, cho mấy làn xe chạy
là quyền chúng ta') là lối tư duy sặc mùi độc tài của anh ta:
“Internet
là một xa lộ thông tin, chúng ta cho 4 làn, 6 lan hay 20 làn xe chạy, xe 4, 6,
8 bánh chạy là quyền của chúng ta...”Giọng của Võ Văn Thưởng lần này có vẻ cay
cú, bi đát chứ không như 2 năm trước đây. Ngày 18/5/2017, bàn về việc trao đổi
và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đảng, Võ Văn Thưởng
nói khá tự tin: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự
phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa
trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để
hình thành chân lý”
Từ
chỗ không sợ tranh luận đến chỗ đòi hạn chế Internet, Võ Văn Thưởng đã đi một
bước khá dài về độc tài hóa tư tưởng. Từ chỗ muốn “cọ xát và tranh luận”, Võ
Văn Thưởng đi đến không muốn nghe ý kiến trái chiều (ở trên các làn thông tin
mà Võ Văn Thưởng muốn hạn chế).”
Theo dõi cách hành văn, diễn đạt của Thuỵ
người ta dễ thấy được sự võ đoán đến khó hiểu. Cũng vì lí do này người ta đã đổ
lỗi cho lối suy luận sai này do nhận thức và những hạn chế về mặt tư duy của
Thuỵ. Nhưng xem chừng sự lí giải đó không hoàn toàn chính đáng . Bởi xưa nay,
Thuỵ được biết đến là người tháu cáy có hạng. Thuỵ nhiều lần giả ngu, giả điên
chỉ để đạt được mục đích của mình trong những trò công kích kiểu này.
Vậy nên, giả thuyết nói rằng, Thuỵ có vấn
đề về tư duy trong sự việc này hoàn toàn không đúng.
Trở lại với nội dung phát biểu của Trưởng
ban Tuyên Giáo Đảng cộng sản VN Võ Văn Thưởng. Điều mà nhà lãnh đạo này hướng đến
là vì những mục tiêu chung, hệ luỵ chung của sự buông lỏng quản lý Internet và
xuất phát từ thực tiễn tại nhiều nước nên ông đã đề xuất cần phải siết chặt, quản
lý chặt đối với vấn đề Internet. Ông cũng cho rằng điều đó không ảnh hưởng gì tới
nhân quyền, tự do ngôn luận gì hết.
Nói như thế để thấy, điểm xuất phát ban đầu
của vấn đề là Thuỵ phản ứng đối với chủ trương siết chặt Internet của Đảng cộng
sản VN. Suy luận từ vấn đề này sẽ hay biết, nếu chủ trương này được thực thi
thì ai sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất? Chủ thể nào sẽ bị xử lý? Và hành vi nào sẽ phải
lãnh nhận những hậu quả tai hại nhất?
Trả lời được những câu này sẽ hay, Thuỵ và
rất nhiều nhà dân chủ dạng Thuỵ sẽ thuộc diện bị ràng buộc khi chủ trương siết
chặt được thực thi. Và khi đó Thuỵ sẽ không có nhiều không gian, điều kiện để
biên bài chửi đổng, chống phá. Nỗi lo của Thuỵ và cũng là động cơ khiến gã làm
những điều đó là vì thế.
Thuỵ kể ra cũng biết lo xa và vì sự an
toàn của mình, Thuỵ đã bất chấp, kể cả việc giả điên. Đó cũng là lí do dù chống
phá có hạng nhưng Thuỵ vẫn an toàn bất chấp đã thuộc diện tầm ngắm từ lâu.
TRÙNG
DƯƠNG