Ảnh: Bài viết xuyên tạc sai sự thật đăng trên trang tin của Nhà thờ Thái Hà |
-
Lan tỏa thông điệp
"Đoàn kết là sức mạnh trong cuộc chiến chống COVID-19!"
-
Mừng ngày giỗ tổ
Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3
-
Lộc vừng thay lá bên cạnh hồ Gươm
Khung cảnh lãng mạn được nhiều người tìm đến ngắm nhìn
-
Bức ảnh "Ngôi làng nôi" - Đông Giang
Hàng trăm ngôi nhà nổi trên vịnh Lan Hạ giữa những núi đã vôi tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp
-
Làng quê Việt Nam
Khung cảnh đậm chất làng quê Việt
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vườn rau Lộc Hưng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vườn rau Lộc Hưng. Hiển thị tất cả bài đăng
24 tháng 12 2019
Trang tin của Thái Hà đưa tin sai sự thật về vườn rau Lộc Hưng
03 tháng 2 2019
ĐI TỪ BÀI HỌC ĐẤT ĐỒNG TÂM ĐẾN VƯỜN RAU LỘC HƯNG
Vụ việc ở Đồng Tâm và vườn rau Lộc Hưng, ảnh internet
Những ngày qua vụ giải phóng mặt bằng, thu hồi đất tại vườn rau Lộc Hưng trở nên nóng hơn làm chúng ta lại một lần nữa nhớ đến biến cố xảy ra vào tháng 4 năm 2017 tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội). Đó là thời điểm mà dư luận cả nước thực sự sốt xình xịch, những cụm từ như “Đồng Tâm”, “đất đồng Sênh”, “Lê Đình Kình”… xuất hiện kín các mặt báo. Sau gần 2 năm xảy ra, vụ việc tại xã Đồng Tâm đã được giải quyết dứt điểm, nhân dân và chính quyền đã đi được đến sự thống nhất chung hợp tình hợp lý, thượng tôn pháp luật, nhưng đó vẫn luôn là bài học đắt giá trong khâu quản lý đất đai của Nhà nước và cho chính người dân Đồng Tâm.
Chúng ta thấy rằng, nguyên nhân của 2 vụ việc trên đều xuất phát từ sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương dẫn đến người dân đã ngang nhiên lấn chiếm, sử dụng, xây dựng công trình trái trên đất công đã được Nhà nước quy hoạch từ lâu và khiến tình hình trở nên nóng bỏng khi hoạt động giải phóng mặt bằng diễn ra gặp phải sự phản đối của người dân và sự kích động xuyên tạc của các thế lực thù địch. Đi từ vụ Đồng Tâm đến vườn rau Lộc Hưng ta thấy rằng:
Thứ nhất, đối với các cấp chính quyền cần phải nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, không được buông lỏng để xẩy ra sơ hở thiếu sót, dẫn đến trong cả một thời gian dài đất không sử dụng là nguồn gốc để xảy ra các sự việc lấn chiếm, xây dựng công trình kiên cố đã rồi và mâu thuẫn về nguồn gốc đất.
Thứ hai, đối với các hộ dân nhân dân liên, cần giữ thái độ ôn hòa, tuân thủ pháp luật, đi đến tiếng nói chung với chính quền trong phương án giải quyết, tránh mất kiểm soát, kiềm chế mà đẩy tình trạng vụ việc ngày càng trở nên căng thẳng.
Đặc biệt, mỗi người dân cần nhận thức được đầy đủ nguồn gốc đất mà mình đang lấn chiến, xây dựng trái phép các công trình trái phép trên đất công, và mục đích của việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất công phục vụ yêu cầu phát triển đất nước.
Thứ ba, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng các sự kiện này để tiến hành các chiến dịch tuyên truyền, kích động quần chúng nhân dân chống Đảng, Nhà nước, làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng luôn muốn gây mâu thuẫn, chia rẽ và suy giảm niềm tin giữa nhân dân và chính quyền và coi đây là những dịp béo bở để đẩy mạnh các hoạt động giật dây, kích động gây rối biểu tình. Chúng ta phải hiểu rõ và phải thực sự cảnh giác.
Bài học đắt giá ở Đồng Tâm vẫn còn đó, hi vọng các hộ dân tại vườn rau Lộc Hưng hãy ghi nhớ, và với tinh thần thượng tôn pháp luật, mong rằng chúng ta sẽ giữ cho mình được sự tỉnh táo cần thiết để không đẩy sự việc đi quá xa và dính phải lao lý như ở vụ Đồng Tâm.
Ánh Sáng
02 tháng 2 2019
SỰ THẬT "DÂN OAN LỘC HƯNG"
" Khu đất "vườn rau Lộc Hưng" được quy hoạch là dự án với chức năng giáo dục, công viên cây xanh và công trình công cộng |
Mượn sự kiện giải phóng mặt bằng tại khu đất “vườn rau Lộc Hưng” tọa lạc ở phường 6, quận Tân Bình, với diện tích 4,8 ha, đã được phê duyệt là dự án xây dựng khu trường học công lập đạt chuẩn quốc gia do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình làm chủ đầu tư, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị đã ráo riết tuyên truyền sai lệch, bôi nhọ, nói xấu Nhà nước. Nguy hiểm hơn, một số đối tượng lợi dụng điều này để kích động nhân dân chống đối, chia rẽ mối đại đoàn kết dân tộc giữa giáo dân ở đây và chính quyền. Vậy sự thật là gì?
Theo tài liệu lưu trữ, năm 1955, Linh mục Đinh Công Trình đại diện Giáo xứ Lộc Hưng có làm giấy mượn đất và đã được quân đội pháp tại Sài Gòn đồng ý cho giáo dân ngụ tại khu vực kế cận mượn phần đất trống giữa các cột Ăng-ten để trồng rau vào ban ngày (nay là khu đất “vườn rau Lộc Hưng”). Riêng phần không lưu vẫn được sử dụng phục vụ cho ngành viễn thông chế độ cũ làm Đài phát tín. Sau này Pháp rút, chế độ Quốc gia Việt Nam (của Bảo Đại) bị lật đổ bởi Ngô Đình Diệm thì phần đất này ban đầu vẫn được giao cho Giáo xứ Lộc Hưng sử dụng theo “Giấy mượn đất”, năm 1963 khi tướng Nguyễn Khánh nắm quyền chế độ cũ đã cho thu hồi khu đất này và giao cho Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ sử dụng, quản lý cho đến 30/4/1975”. Sau ngày 30/4/1975 Nhà nước Việt Nam quản lý theo Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ và do Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản và sử dụng làm Đài phát tín. Ngày 12/10/1991, Ban Quản lý ruộng đất Thành phố ban hành Quyết định số 07/QĐ-ĐĐ công nhận quyền sử dụng đất và khu nhà điều hành cho Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, khu đất “vườn rau Lộc Hưng” là đất công của nhà nước chứ không phải đất tư của bất kỳ ai. Nó phải được sử dụng để phục vụ cộng đồng.
Ngày 26/10/2006, Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh đã có văn bản số 6035/UBND-NCPC gửi Thanh tra Chính phủ nói rõ nguồn gốc khu đất: “Khu đất có diện tích 4,8ha tọa lạc tại Phường 6, quận Tân Bình thuộc một phần các thửa số 126-5, 128-5, 129-5 và 131-10-5, trước năm 1975 do Quốc gia Việt Nam (của Bảo Đại, không phải VNCH) và Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ (đồng đứng tên). Theo đó, từ thời Pháp thuộc (trước Hiệp định Genevè năm 1954), toàn bộ khu đất bị Thực dân Pháp sử dụng làm bãi Ăng-ten”. Ngày 25/4/2008, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 1824/QĐ-UBND thu hồi khu đất giao cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình để thực hiện dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của thành phố và quận. Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch và theo đề nghị của quận Tân Bình, ngày 10/01/2013, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Thông báo số 20/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc chấp thuận cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình lập dự án đầu tư xây dựng cụm trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia.
Ngày 05/8/2013, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 4204/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 1824/QĐ-UBND ngày 25/4/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố, theo đó thu hồi khu đất có diện tích 49.320m2 giao cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình để tổ chức thực hiện việc hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư dự án công trình công cộng (xây dựng trường học công lập theo tiêu chuẩn Quốc gia). Ngày 17/3/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 1213/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy họach phân khu) tỷ lệ 1/2000 khu dân cư phường 6, quận Tân Bình (khu công trình công cộng phường 6). Ngày 15/5/2014, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình ban hành Quyết định số 423/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 khu trường học công lập theo tiêu chuẩn Quốc gia tại khu đất công trình công cộng phường 6, quận Tân Bình.
Ngày 11/6/2015, Ủy ban nhân dân thành phố có Công văn số 3200/UBND-ĐTMT về việc cho phép tiếp tục thực hiện thu hồi đất để triển khai dự án đầu tư xây dựng khu trường học theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất theo Kế hoạch sử dụng đất của dự án đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua tại Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 29/01/2018.
Như vậy, nếu vì lợi ích cộng đồng, một số cá nhân phải trả lại đất. Điều này ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân và rằng không phải ai cũng có tinh thần vì cái chung, thậm chí một số cá nhân hám lợi cố tình vi phạm để đòi tiền đền bù. Cụ thể: trong thời gian triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện dự án thì nhiều hộ dân canh tác trồng rau tại khu đất trên đã tiến hành xây dựng nhà không phép với nhiều mục đích khác nhau như: Để ở, cho thuê phòng trọ, kinh doanh quán ăn, cà phê… Các trường hợp vi phạm xây dựng này diễn ra từ nhiều năm, nhất là trong giai đoạn 2015-2018. Trước thời điểm cưỡng chế, “vườn rau Lộc Hưng” có 112 trường hợp xây trái phép. Vậy nên, không hề tồn tại cái gọi là "dân
Đặc biệt, thời gian gần đây, được sự hà hơi tiếp sức của các thế lực thù địch bên ngoài, một số hộ gia đình nơi đây đã diễn một vở diễn "dân oan", cộng tác với các đối tượng bán nước nói xấu chính quyền để chống đối quyết liệt. Vậy nên thời gian qua, các trang mạng xã hội, các tờ báo nước ngoài luôn hướng vào đây để bôi nhọ, nói xấu Việt Nam. Mục đích của các hành động này chắc không cần phải nói nhưng đây là những hành vi đáng lên án. Vậy nên, các độc giả cần hết sức tỉnh táo trước các thông tin, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Người dân Lộc Hưng cũng cần quyết liệt phản đối một nhóm lợi ích nhỏ mượn danh người dân để chống đối chính quyền. Chính quyền địa phương cũng cần kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm, đặc biệt là số nhận hỗ trợ từ nước ngoài tham gia chống đối.
Thiên Bình
19 tháng 1 2019
SỰ VIỆC VƯỜN RAU LỘC HƯNG VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI
Bài viết xuyên tạc về vụ việc tại vườn rau Lộc Hưng trên trang
Tổ chức khủng bố Việt Tân
Thời gian qua, thực tiễn thi hành luật đất đai 2013 vẫn còn tồn tại bất cập như: tiếp cận đất đai khó khăn vẫn là một trong những rào cản để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Từ thực tế cho thấy, việc sử dụng đất đai ở một số nơi còn lãng phí, chưa đạt hiệu quả cao; tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát ngân sách liên quan đến đất đai vẫn còn diễn ra; quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp diễn ra còn chậm, manh mún đang là yếu tố cản trở người dân và doanh nghiệp đầu tư dài hạn vào nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều địa phương, đơn vị do lãnh đạo còn chưa nêu cao trách nhiệm, buông lỏng quản lý đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng không đúng mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng, không thực hiện nghiêm các nghĩa vụ tài chính theo quy định. Xuất phát từ những lý do trên, Quốc hội đã họp và thống nhất sửa đổi bổ sung luật đất đai 2013 có hiệu lực từ 01/01/2019.
Thời gian gần đây, liên quan đến vụ việc các thế lực thù địch, các nhà rận chủ vu khống chính quyền Việt Nam cưỡng chế, “cướp đất” của dân tại vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tiên, trước khi nói đến sự việc ở Lộc Hưng chúng ta cần phải nhìn nhận rõ về quyền sở hữu đất đai được quy định trong Luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 4 Luật Đất đai về sở hữu đất đai như sau: “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng theo quy định của luật này”. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, mỗi tổ chức, cá nhân muốn sử dụng đất đai cần có sự đồng ý của nhà nước và chính quyền địa phương. Tất cả mọi người đều không được tự ý sở hữu đất đai cho riêng mình và cần thực hiện các nghĩa vụ liên quan nhằm tiếp tục duy trì quyền sở hữu đất và góp phần phát triển xã hội.
Cần hiểu rõ hoạt động Nhà nước thu hồi đất tức là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai. Liên quan đến vấn đề này, sự việc ở Lộc Hưng đã diễn ra với lý do từ cuối tháng 4/2008, UBND TP Hồ Chí Minh ban hành quyết định giao khu đất vườn rau Lộc Hưng cho UBND quận Tân Bình để thực hiện dự án công trình công cộng bao gồm xây dựng trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở và công viên rộng khoảng 10.000m². UBND quận Tân Bình đã tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ 112 ngôi nhà xây dựng không đúng quy định trên đất được quy hoạch làm trường học và công viên vì việc xây dựng không phép của một số hộ dân tại khu vực này trong nhiều năm đã phát sinh nhiều tiêu cực như: xảy ra tình trạng lừa đảo mua bán nhà, đất trái phép, người đến cư trú bất hợp pháp, tự ý câu mắc điện gây mất an toàn, kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thường xuyên xảy ra các tệ nạn xã hội…hội đồng hỗ trợ của dự án đầu tư xây dựng cũng đã thông báo về chính sách hỗ trợ với các trường hợp bị giải tỏa theo đúng quy định. Như vậy, hoạt động thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, cưỡng chế các hành vi lấn chiếm đất, tự ý sử dụng đất không đúng của một số cá nhân là hoàn toàn đúng quy định và trình tự thủ tục.
Trên thực tế, hoạt động cưỡng chế các hành vi vi phạm về xây dựng và sử dụng không đúng mục đích đất đai, vi phạm các quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất vẫn luôn được thực hiện ở mọi quốc gia trên thế giới, theo đúng quy định và trình tự của pháp luật mọi công dân đều phải chấp hành không phân biệt là đất đai đó đang do ai sử dụng. Vậy mà các nhà rận chủ hiện nay lại đứng ra biện hộ cho hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Khi các hành vi sai trai còn được bao che và cổ vũ thì pháp luật còn có ý nghĩa gì trong xã hội. Sự cổ súy ngu muội và thiếu hiểu biết của bè lũ rận chủ.
Giang Sơn
08 tháng 1 2019
VƯỜN RAU LỘC HƯNG: KHI LÒNG THAM CHẾ NGỰ
08 tháng 1chiếm dụng, chức sắc cực đoan, DCCT, lòng tham, Tp Hồ Chí Minh, Vườn rau Lộc Hưng
4 nhận xét
Lùm xùm được vài ba hôm
thì sự thật trong vụ việc được cho là chính quyền chiếm đất của người dân tại
khu vực vườn rau Lộc Hưng, Tp Hồ Chí Minh đã được sáng tỏ.
Theo đó đúng là có việc
chính quyền tổ chức cưỡng chế khu vực nhà ở, nơi trồng rau của một số hộ dân tại
nơi được nói đến. Nhưng khu vực cưỡng chế là nơi diễn ra việc xây dựng, chiếm dụng
đất trái phép đã diễn ra nhiều năm qua.
Trước đó theo quy hoạch
thì khu vực này được chính quyền Tp Hồ Chí Minh quy hoạch xây dựng trường học. Quá
trình chưa triển khai thực hiện dự án thì các hộ dân xung quanh đã tiến hành
trưng dụng trồng rau. Sự việc lại tiến triển thêm tí, sau khi thấy hành vi chiếm
dụng đất trồng rau không bị xử lý, chỉ bị nhắc nhở, những người dân này đã tiến
hành xây dựng nhà trên khu đất.
Cưỡng chế tại vườn rau Lộc Hưng, TP Hồ Chí Minh (Nguồn: FB)
Qua tìm hiểu, sau khi xảy ra sai phạm, đại diện
chính quyền đã có mặt để xử lý và yêu cầu các hộ dân phải dừng việc xây dựng,
trả lại nguyên hiện trạng ban đầu. Song lấy lí do công trình còn lâu mới thực
hiện, hứa khi nào nhà nước xây dựng thì họ sẽ bàn giao, trả lại nguyên hiện trạng
khu đất.
Với cách hứa đó, lòng tin đã được thiết lập
và thật dễ hiểu khi chính quyền với lòng tin đó đã ít quan tâm tới khu đất, thậm
chí bỏ quên việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với khu đất.
Sự việc chỉ thực sự có vấn đề và xới xáo lại
khi mới đây, thực hiện chủ trương dã được quy hoạch, chính quyền các cấp đã được
yêu cầu thu hồi lại khu đất trên, giải phóng mặt bằng phục vụ việc xây dựng
công trình như đã được phê duyệt. Đương nhiên, chính quyền đã thể hiện sự trọng
thị của mình khi cử cán bộ đến để yêu cầu các hộ dân tự bàn giao mặt bằng, trả
lại đất cho nhà nước. Sự thương thuyết cũng đã được đặt ra. Song chính lòng
tham, muốn nhân bề sự việc để chiếm dụng đất đã khiến các hộ dân tại đây trở mặt.
Và thay vì thực hiện đúng giao ước đã có (dù
bằng miệng) thì họ lại lật lọng và xem đó là tài sản của mình và vu vạ chính
quyền cướp đất khi cơ quan hữu quan đến cưỡng chế khu đất. Chưa hết, khi chính
quyền chỉ ra căn cứ, cho biết việc xây dựng của họ không phép nên không đặt ra
việc bồi thường theo yêu cầu, một lần nữa họ lại cho rằng, chính sự thiếu cương
quyết của chính quyền khi có hành vi sai phạm nên khi sự việc đã rồi chính quyền
phải chịu trách nhiệm.
Cho đến nay, việc cưỡng chế đã diễn ra song sự
việc thì vẫn đang còn khá nóng. Nó càng nóng hơn khi đám chức sắc tại DCCT Tp Hồ
Chí Minh và Thái Hà đang tích cực kích động. Có kẻ trong số đó như Linh mục
Nguyễn Trung Thành (nguyên bề trên DCCT TP Hồ Chí Minh) đã đến để động viên và
không quên kích động. Song, cần biết, lẽ phải sẽ luôn thắng thế, sẽ không có
chuyện dây máu ăn phần và cố đấm ăn xôi để chiếm dụng đất của nhà nước.
TRƯỜNG GIANG