"Có lẽ nhiều lãnh đạo cần học tập Đại úy Đỗ Đình Viên,
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 27, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động trong
cách trả lời báo chí và bảo vệ CBCS nhiều nhiều.
Khi dư luận đang nóng, cộng với tư duy lính nghĩa vụ phải dốt thì
anh đã dũng cảm, tự tin khẳng định trước truyền thông bảo vệ danh dự cho các
chiến sỹ của mình.
Hiện nay, đã có kết quả chấm phúc khảo, 35 chiến sỹ ấy không
"gian lận" chắc anh sẽ rất vui.
Vài năm trước, khi ngành CA đang tuyển dụng vào biên chế từ nghĩa
vụ thì đúng là dốt thật, còn hiện nay đa số con em nông dân trong hàng ngũ lính
nghĩa vụ nên tôi tin là học thật!
Xin chúc mừng anh! Chúc mừng đơn vị!".
Đại uý Đỗ Đình Viên, Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2, Bộ tư lệnh cảnh
sát cơ động (Nguồn: Ảnh cắt từ video)
Đó là vài dòng ngắn gọn của một Fbker sau khi đoàn công tác của Bộ
Giáo dục và đào tạo công bố chính thức không có dấu hiệu sửa điểm xảy ra tại
điểm thi trường Chu Văn An (Lạng Sơn) trong đợt thi THPT Quốc gia vừa qua (có
chăng là sai số do quá trình cộng điểm mà thôi).
Khách quan nhìn nhận sự việc đã qua thì không phải ai cũng dám lên
tiếng một cách hùng hồn như vị lãnh đạo của tiểu đoàn Cảnh sát cơ động trực
thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động đóng tại Lạng Sơn này.
Bởi lẽ, đứng trước những sóng gió kiểu này để yên thân và cũng là
một cách để xoa dịu dư luận thì những người trong cuộc như ông Viên sẽ chọn
cách im lặng; sẽ từ chối tiếp báo giới vào một thời điểm khác khi sự việc đã có
kết luận.
Đằng này, vị Đại uý Công an này lại trả lời một cách công khai, và
không phải trả lời thông thường mà tổ chức hẳn một hội nghị kiểu họp báo hẳn
hoi. Đó là điều thú thật là không phải ai cũng làm được.
Và xin thưa, so với mặt bằng lãnh đạo tại Cơ quan Công an theo một
người trong ngành tiết lộ thì một đại uý như ông Viên giữ chức vụ Tiểu đoàn
trưởng là trẻ. Bởi chức vụ tương đương này thông thường do những người có cấp
hàm cao hơn đảm nhiệm. Nghĩa là một bất lợi nữa của Đại uý Viên trong trường
hợp này là tuổi đời. Đương nhiên, yếu tố này sẽ trực tiếp quyết định tới khả
năng cũng như cách ứng xử đối với những tình huống, trường hợp nhạy cảm.
Song, vượt lên tất cả, Đaị uý Viên đã làm cái điều mà số đông sẽ
làm ngược lại: Công khai đăng đàn và trả lời mạch lạc, rõ ràng những điều được
báo giới nêu...
Ở đây cũng sẽ có một thực tế, là đối với những trường hợp kiểu này
thì thay vì trả lời chắc nịch là không có sai phạm thì để có đường lui thì đa
số cá nhân khi gặp vào trạng huống này sẽ có cách trả lời kiểu vô thưởng, vô
phạt. Kiểu như chúng tôi ghi nhận phản ánh của các báo và sẽ phối hợp với các
nhà quản lý Giáo dục tiến hành kiểm tra và có kết luận chính thức; khi nào có
kết quả thì chúng tôi sẽ thông tin tới báo giới...
Nhưng vị đại uý, tiểu đoàn trưởng này đã dám khẳng định, dám chấp
nhận đối đầu với dư luận. Tin chắc rằng nếu kết luận thanh kiểm tra của Bộ Giáo
dục & đào tạo có kết luận ngược lại thì báo giới sẽ không để yên cho ông
này. Đó là chưa nói đám dân chủ a dua, a tòng sẽ ngay lập tức phát động một
cuộc gây sức ép, đưa yêu sách buộc ông này phải từ chức, hoặc chí ít cũng là
yêu cầu làm rõ trách nhiệm của ông này đối với vụ sửa điểm (nếu có)...
Đại uý công an này đáng khen là vì thế.
TRÙNG DƯƠNG