Chắc chắn nhiều người đang có sự
hoài nghi khi đất nước Venezuela, một đất nước sắc đẹp ở khu vực châu Mĩ La
tinh đang trong tình trạng “ngàn cần treo sợi tóc”, lạm phát 3 con số, thiếu thốn
lương thực thực, thực phẩm.
Thời gian gần đây, người đứng đầu
đất nước sắc đẹp, tổng thống Hugo Chavez đã tuyên bố xây dựng mô hinh xã hội chủ
nghĩa dân chủ kiểu mới tại quốc gia này. Và nguồn lực cho những nổ lực đó là
tài nguyên dầu khí, chiếm 90% ngoại tệ của nước này thu về.
Tuy nhiên, người tính không bằng
trời tính, giá dầu đã giảm xuống một cách nhanh chóng, đạt đáy và hệ quả xấu đã
diễn ra ở đất nước này, người ta nhìn thấy những sự thiếu thốn về lương thực,
thực phẩm, các nhu cầu sinh hoạt của người dân đều bị đình trệ, hàng tiêu dùng
thì khan hiếm,… Cảnh người dân xếp hàng mua thực phẩm hay sự hớn hở của họ khi
thấy xe chở trái cây đi qua. Hệ lụy của xã hội này là đồng tiền của nước này mất
giá, những mặt hàng đơn giản, thiết yếu được bán ở chợ đen với giá cắt cổ….
Nhưng người dân vẫn phải chịu, chấp nhận.
Một tương lai đỗ vỡ của một quốc
gia đã hiện ra trước mắt và trong suy nghĩ của người dân nơi đây. Thế giới cũng
nhận thấy sự thật đó.
Ảnh:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tổng thống Venezuela. Nguồn Internet
Tôi tin là người dân ở đây cũng
đang hoang mang, tuy nhiên, ở một quốc gia bên kia bán cầu, Việt Nam, cũng
hoang mang không kém. Sự hoang mang đó là sự suy giảm niềm tin về mô hình xã hội
chủ nghĩa đang được xây dựng. Nguyên nhân của việc này là một cơ số những người
được xem là trí thức, nhưng thực chất là trí thức nửa mùa, xưng danh đấu tranh
cho dân chủ nhưng là những rận chủ phá hoại đất nước. Họ đã đưa ra những luận
điểm cho rằng, sự thất bại của đất nước Venezeula là tương lai của đất nước Việt
Nam hay Venezuela thất bại là cái kết của các nước chủ nghĩa xã hội….
Nhưng đấy chỉ là những luận điệu
thể hiện bản chất của những con người chống đối chính quyền bấy lâu nay, họ vẫn
luôn như thế, tìm mọi cách để hạ bệ các hình ảnh đất nước Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của đảng cộng sản Việt Nam.
Việt Nam và Venezuela có sự khác
nhau, trên hết là sự sự khác nhau về con đường đi lên xây dựng một xã hội tốt đẹp
hơn, xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đang cố gắng xây dựng lực lượng sản xuất tiên
tiến để tạo bước tiến vững chắc thay đổi quan hệ sản xuất, đồng thời cũng cố cơ
sở hạ tầng để làm nền tảng cho sự phát triển. Việt Nam đi chậm nhưng đã đúng nhất
là từ sau năm 1986 đến nay. Còn Venezuela đã đi quá nhanh, khi chưa tích lũy đủ
chất và quan trọng hơn nguồn lực xây dựng xã hội đang quá phụ thuộc vào dầu mỏ,
và khi giá dầu đi xuống thì những phúc lợi xã hội mà chính quyền này muốn thực
hiện không còn cơ sở tiến hành.
Đây cũng là một bài học quan trọng
đối với Việt Nam trên con đường hoàn thiện con đường xây dựng đất nước, hướng tới
một tương lai tốt đẹp hơn. Chúng ta biết nhìn nhận nó và vận dụng vào Việt Nam
chính là việc làm quan trọng và ý nghĩa hơn bao giờ hết, nó cũng hoàn toàn khác
với những các suy luận của rận, luôn tìm cách trù dập những thành quả đã làm mà
không đưa ra một giải pháp góp ý xây dựng.
Và rõ ràng, sự thất bại của
Venezuela là một bài học quý giá, một cơ hội cho Việt Nam hoàn thiện hơn.
Niềm Tin