Đến hẹn lại lên, tổ chức
Ân Xá Quốc tế đã cho ra ra bản báo cáo mới về tình hình nhân quyền tại Việt
Nam. Điều đáng nói là lần này, thay vì đề cập tới vấn đề nhân quyền ở khía cạnh
quyền tôn giáo, dân sự thì họ lại chọn báo cáo tình hình liên quan tới việc “bắt
tay kiểm duyệt ngày càng khắt khe của chính phủ Việt Nam cùng với các mạng xã hội
lớn như Facebook và Google” với chủ đề “Hãy để chúng tôi thở”.
Báo cáo dài 78 trang, có
đoạn viết: “dựa trên hàng chục cuộc phỏng vấn với các nhà hoạt động và bảo vệ nhân
quyền trong và ngoài Việt Nam, bao gồm các cựu tù nhân lương tâm, luật sư, nhà
báo và nhà văn, ngoài thông tin do Facebook và Google cung cấp”. Đồng
thời cho rằng Facebook và Google “đang tự cho phép mình trở thành công cụ kiểm
duyệt và quấy rối người dân của chính quyền Việt Nam, trong một dấu hiệu đáng
báo động về việc các công ty này có thể ngày càng hoạt động ở các quốc gia hà
khắc” và dẫn ra những con số
chứng minh cho những điều chỉ ra với việc “đang giam giữ 170 tù nhân lương tâm,
trong đó 69 tù nhân lương tâm chỉ vì hoạt động truyền thông xã hội của họ”.
Bài trên RFA (Nguồn: FB)
Theo dõi báo cáo lần này
của tổ chức Ân Xá Quốc tế, có thể thấy không có nhiều điểm mới, dù vấn đề nói tới
có sự khác biệt với những năm trước. Và như nhiều người khi đánh giá về báo cáo
này, vấn đề không nằm ở những con số, những vấn đề được chỉ ra mà chính là cách
tiếp cận của tổ chức này với vấn đề quản lý truyền thông, mạng xã hội của Việt
Nam.
Họ (Tổ chức Ân Xá Quốc tế)
chỉ nhăm nhăm tìm, chỉ ra cho được những vấn đề, thậm chí còn cố tình dàn dựng,
làm cho nội dung được đề cập tới có “vấn đề” mà quên mất đi rằng, đối với bất cứ
thực thể nào khi tồn tại ngoài những mặt trái, điều chưa được còn có những điều
tích cực, đáng được biểu dương, ngợi ca.
Chính cách nhìn một chiều,
mặc cảm khiến cho báo cáo của Ân Xá Quốc tế chỉ toàn màu đen, bất chấp thực tế
quyền tự do trên internet đã được Việt Nam luật hoá, thực thi đầy đủ trên cơ sở
tuân thủ nghiêm ngặt những công ước, điều ước Quốc tế liên quan. Các báo cáo,
ghi nhận những thành tựu của nhiều tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc đủ sức
chứng minh những điều được nói đến đó.
Đương nhiên trong công
tác quản lý, đi liền với những chế tài về quyền được làm, không được làm sẽ có
những chế tài xử lý. Đó là vấn đề muôn thuở. Và trên thực tế, để quản lý trên
không gian mạng không riêng gì VN đưa ra những quy định liên quan, mà ngay Mỹ,
các nước Eu cũng đã thực hiện điều này. Có thể kể đến như việc Quốc hội Mỹ đã
ban hành nhiều văn bản luật nhằm xử lý, ngăn chặn việc lợi dụng internet, mạng
xã hội để khủng bố, kích động bạo lực….; EU đã ban hành luật về bảo vệ sự riêng
tư toàn cầu nhằm hạn chế hoạt động của Internet, mạng xã hội vi phạm quyền
riêng tư của công dân của các nước thành viên.
Thậm chí trong năm 2017,
EU cũng đã yêu cầu Facebook, Google, Twitter phải điều chỉnh ngay các điều khoản
sử dụng dịch vụ, truy quét thông tin xấu, gồm cả tin xuyên tạc, sai sự thật, nếu
không sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.
Không có cái gì là tự do
đến độ vô chính phủ, bất chấp. Thế nhưng vì quan điểm cá nhân, vì sự mặc cảm có
thừa mà tổ chức Ân xá quốc tế một lần nữa phạm phải những nguyên tắc sơ đẳng
trong xây dựng, thông qua những báo cáo quan trọng. Họ diễn đi, diễn lại một nội
dung trong khi điều đó đã “biết rồi, nói mãi”. Và đây có thể là lí do khiến họ
nói nhiều, nói mãi nhưng giới chức VN mãi bỏ qua những điều họ nói và lặng lặng
làm cái điều mình cho là đúng!
PHƯƠNG
NAM