Vẫn với chiêu thức cũ, để
làm cho vấn đề có tính hiện sinh và trở nên khách quan hơn, BBC Việt ngữ và nhiều
nhà đài có quan điểm, thái độ thù địch với VN đều chủ trương ghi nhận và chuyển
tải những ý kiến từ trong nước.
Và mới đây BBC Việt ngữ
đã sử dụng chiêu thức này trong việc phản ánh và phụ hoạ cho bản báo cáo thường
niên về nhân quyền 2021 của HRW (tổ chức Theo dõi Nhân quyền) khi công khai dẫn
ý kiến của một người Việt có tên Vũ Quốc
Ngữ, được giới thiệu là Giám đốc của Tổ chức có cái tên gọi khá quen thuộc
- Người bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders).
Với cái danh phận được
xác lập và cả những toan tính đằng sau đó thì thật khó để Ngữ ca ngợi hay bênh
vực Nhà nước trong chuyện này!
BBC Việt ngữ và những phát biểu của
Vũ Quốc Ngữ về tình hình nhân quyền Việt Nam (Nguồn: BBC)
Mà theo khuynh hướng ngược
lại, Vũ Quốc Ngữ đã lớn tiếng nói rằng: “2020 là năm tình hình nhân quyền của
VN tồi tệ hơn với các bản án nặng nề hơn, khi chính phủ VN bắt và xét xử những
nhà hoạt động dân chủ cuối cùng”; “vấn đề nhân quyền của Việt Nam trong năm
2021 ra sao liên quan chặt chẽ tới ban lãnh đạo mới của Việt Nam mà Đại hội Đảng
Toàn quốc 13 sắp tới mang tính quyết định. Nếu công an và quân đội vẫn tiếp tục
giữ các vị trí chủ chốt trong chính quyền, tình hình sẽ chỉ tồi tệ hơn”… vân
vân và vân vân!
Và với một kẻ đang đóng
vai “chim mồi”, hợp ý tung hứng với mình thì BBC Việt ngữ đã đạt được ý đồ “chống
phá”, tấn công nhà nước VN của mình. Họ vẫn sẽ đóng vai người phản ánh, truyền
tải và không hề có bất cứ sự liên can trong chuyện này! Nhưng không may khi đó
chỉ là ý nghĩ của chính họ, bởi thiên hạ, công luận tiến bộ tại Vn từ lâu đã nhận
rõ bản mặt của những nhà đài như BBC và không khó để đọc vị được vấn đề được
nói đến!
Mặc dù phải khá khen cho
Vũ Quốc Ngữ khi anh ta đóng vai khá đạt. Phản diện gần như tuyệt đối. BBC cũng
khá khéo khi chọn người đóng vai. Song như đã nói, ngoài yếu tố công luận sớm
nhận diện vì nó đã trở nên quen thuộc thì chính cái nguồn gốc, xuất xứ của Ngữ
đã gần như tố cáo vở diễn tuy được dàn dựng công phu nhưng thiếu kỹ thuật cũng
như chưa đánh giá hết những tác động bên lề!
Ai đời, để đánh giá nhân
quyền một quốc gia lại chỉ dẫn về ý kiến của một người. Tính khách quan tuy đã
có nhưng ngay lập tức nó đã bị tố cáo là giả tạo và đơn thuần!
Chưa hết, ông ta được giới
thiệu là “Giám đốc tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền nhưng chính về sự mông lung,
sự thiếu thông tin về tổ chức này đã khiến dư luận có quyền hoài nghi. Chưa kể
nó sẽ đại diện cho ai để lên tiếng hay chỉ đơn thuần nhận tiền của đám chống
phá VN để lên tiếng!
Và như vậy, dù chỉ với 2
chi tiết được chỉ ra cũng đủ để thấy, sự kết hợp của BBC Việt ngữ với nhân vật
Vũ Quốc Ngữ đã đạt được hình thức nhưng lại thất bại về khía cạnh nội dung. Rằng,
nó chỉ ru ngủ được đám người vô công rỗi nghề chứ thực chất không đánh lừa được
ai! Đương nhiên với những bài báo kiểu này thì giới chức VN có quyền giữ im lặng
và không làm gì!
PHƯƠNG
NAM