Xung quanh việc đã có
giai đoạn, Giới dân chủ Việt xem Myanmar là mẫu hình cho Việt Nam phát triển. Họ
xem bà Aung Suu Kyi, người được giải hoà bình quốc tế Nobel là tấm gương cho
“phong trào đấu tranh dân chủ” trong nước dõi theo và học tập trong cái gọi là
tiến trình dân chủ cho Việt Nam với luận thuyết có như thế Vn chúng ta mới thực
sự phát triển, đi ra khỏi khu vực tụt hậu và gặp những bất ổn không đáng có. Thậm
chí, theo Fb Dong Rang Nguyen: “Đám xôi
thịt đứng đầu là Nguyễn Quang A đứng ra kêu gọi yêu cầu đảng nhà nước Việt Nam
hãy lấy gương chuyển đội chế độ, từ độc tài quân sự sang đa đảng và chuyển giao
cho đảng của bà Suu Kyi lãnh đạo và bàn giao từ chính phủ quân sự sang dân sự”.
Những điều đó đã diễn ra.
Nhưng xem chừng bộ mặt của Myanmar đến thời điểm hiện tại thảm hại vô cùng.
Nếu như trong lĩnh vực
chính trị, nước này liên tục gặp những bất ổn đang liên tục leo thang, xảy ra với
cường độ ngày càng lớn như năm 2016-2017 đã xẩy ra vụ đàn áp người Rohingya bằng quân sự do lực
lượng vũ trang và cảnh sát của Myanmar thực hiện; theo UN ước tính có khoảng
90.000 người đã bị dời chỗ ở do bạo động, khoảng 2.528 ngôi nhà bị đốt cháy,
1.336 ngôi nhà thuộc người Rohingya và 1192 ngôi nhà thuộc về người Rakhine.
Và đương nhiên với vai trò và những chuyện đã
thực hiện Quân đội và cảnh sát nước này “bị
cáo buộc đóng vai trò hàng đầu trong việc nhắm mục tiêu vào người Rohingya. Một
số tổ chức của các nhà sư Phật giáo đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đấu
tranh dân chủ của Miến Điện đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn bất kỳ sự hỗ
trợ nhân đạo nào cho cộng đồng người Rohingya.
Theo điều tra của tờ The Japan Times, bắt đầu vào năm 2011, bạo
lực xảy ra khi 280 người Rohingya thiệt mạng và 140.000 người buộc phải chạy
trốn khỏi nhà của họ ở bang Rakhine. Một phái viên của Liên Hiệp Quốc đưa tin
vào tháng 3 năm 2013 rằng tình trạng bất ổn đã tái xuất hiện giữa cộng đồng
Phật giáo và Hồi giáo của Myanmar tức là nó đã âm ỉ trước khi bà Aung San Suu
Kyi được dân chúng bầu lên vào năm 2015” (theo Fb Dong Rang Nguyen).
Và đó là khía cạnh chính trị và minh chứng
rằng sau sự lên ngôi của phe dân chủ, Myanmar đã trở nên bất ổn trong thấy chứ
không có cơ hội để phát triển như những ý tưởng, phát biểu của bà Aung Suu Kyi
hay bất cứ nhà lãnh đạo nào từ phe dân chủ… Hay nói cách khác, chính cải cách
quân sự đã khiến họ lún sâu hơn vào những bất ổn mang tính nội bộ và đó là điều
mà xin thưa là không hề ai tại Myanmar mong muốn… Đó cũng là điểm trừ nghiêm trọng
nguy hiểm nhất là Myanamar đã gặp phải khi chấp nhận cải cách nền chính trị
theo hướng “dân chủ hoá” và bỏ qua những nguyên tắc kiểm soát bất ổn như đã từng
có, dưới các thể chế chính trị tiền nhiệm…
Trên lĩnh vực kinh tế, hiện chưa có những
con số đủ sức kiểm chứng. Nhưng có một thực tế chúng ta phải công nhận, với những
bất ổn được nêu ở trên thì kinh tế nước này khó mà giữ được đà tăng trưởng trước
đây chứ đừng nói là cất cánh được. Đó cũng là thứ quy luật chung mà bất cứ ai, ở
đâu chúng ta cũng nhìn thấy…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch
Quốc hội Myanmar T. Khun Myat. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.
Những chia sẻ mới đây của vị Chủ tịch Quốc
hội Myanmar trong chuyến thăm VN mới đây minh chứng Myanamar đang vô cùng khó
khăn trong phát triển kinh tế. Theo báo Baochinhphu.vn: “Chiều nay, 17-12, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Myanmar T. Khun Myat.
Chủ tịch Quốc hội T. Khun
Myat đánh giá cao thành tựu của sự nghiệp Đổi mới của Việt Nam trong thời gian
vừa qua, đưa Việt Nam trở thành một trong các nền kinh tế phát triển nhanh nhất
khu vực; cho rằng là nước đang trong quá trình cải cách, Myanmar mong muốn Việt
Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế”.
Như thế, trong cách diễn
đạt của ông Chủ tịch Quốc hội nước này nổi lên 2 vấn đề, đó là (1) Myanmar ấn
tượng với sự phát triển kinh tế của VN và (2) họ đề nghị chúng ta chia sẻ kinh
nghiệm phát triển kinh tế. Rõ ràng nếu Myanmar giàu có, phát triển hơn trước, họ
sẽ không nói những điều đó nhưng họ đã nói ra thì đã, đang cho thấy họ đang khá
vất vả trong phát triển kinh tế…
Với những gì đã được thôn
tin, thử xem gã dân chủ nào còn mong Việt Nam học tập Myanmar trong cải cách
chính trị theo hướng dân chủ như đã từng nói?
PHƯƠNG
NAM