Ảnh: một trong những tiêu đề dễ gây hiểu lầm đăng trên VOA tiếng Việt (nguồn Internet)
Chiêu trò giật tít câu view không còn lạ lẫm với cộng đồng mạng thời đại bùng nổ tin tức số. Mỗi khi có một vụ việc, sự kiện trong xã hội xảy ra là hàng loạt tin tức được tung ra liên quan đến nội dung vụ việc, sự kiện đó, và lẽ đương nhiên với niềm tin “tự do ngôn luận” các trang thông tin thi nhau đăng tải những góc cạnh của vấn đề theo đủ các hướng tam sao thất bản. Trước rừng thông tin đó, những cái tiêu đề thật kêu, thật gây sự chú ý là điều mà các trang mạng hướng tới để thu hút người đọc. Từ đó mới sinh ra chuyện các trang mạng xuyên tạc, bịa đặt ra những dòng tiêu đề thật kêu, thật hoành tráng để lừa gạt người dùng mạng vào đọc.
Chẳng hạn một bài báo viết về phòng dịch Covid-19 với nội dung lực lượng biên phòng Việt Nam tại một loạt các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Đắc Nông đẩy đuổi, ngăn chặn hàng chục người nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Việt Nam bị giật cái tiêu đề gây sốc là “Biên phòng ngăn người Việt về từ Campuchia - cần thiết nhưng không nhân văn?”. Nếu để tiêu đề đúng sự thực là ngăn chặn người nhập cảnh trái phép thì có lẽ ít người sẽ clik vào thông tin này. Tuy nhiên, cái xấu xa của trang mạng trên là không chỉ giật tít câu view, trang mạng trên còn kết hợp với một số đối tượng cố tình xuyên tạc tình hình, hướng lái người đọc hiểu sai bản chất sự việc, vi phạm nghiêm trọng lương tâm, đạo đức của nhà báo. Những kẻ đó là Nguyễn Đình Bổn, Nguyễn Lân Thắng những gương mặt nổi cộm trong làng rận chủ.
Thông tin biên phòng Việt Nam ngăn chặn người nhập cảnh trái phép là rất hiển nhiên nhưng dưới sự “phân tích” và thêm bớt câu chữ đã trở thành “Dưới góc nhìn của ông Bổn, thật oái oăm khi người Việt phải đi tha phương cầu thực xuyên biên giới nhưng lúc tìm cách trở về đất mẹ để tránh đại dịch ở nước ngoài lại bị bộ đội biên phòng đẩy đuổi.”
Vậy đó, thông tin trên mạng rất nhiều và đa dạng tuy nhiên không thiếu những thông tin sai lệch, cộng đồng mạng cần tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin./.
Thiên Bình