Như nhiều nguồn thông
tin đã đưa: “Vào sáng Chủ nhật 2/10/2016 vừa qua, hàng ngàn giáo dân Giáo xứ Đông Yên, Mỹ Dụ, Dũ Lộc, Quy Hòa, Tây Thành thuộc Giáo hạt Kỳ Anh dưới sự
kích động, hướng dẫn của linh mục Phêrô Trần Đình Lai, vị chủ chiên của giáo xứ
Đông Yên (Hà Tĩnh) đã tập trung biểu tình trước cổng nhà máy gang thép Hưng
Nghiệp Formosa (Kỳ Anh - Hà Tĩnh) để đưa ra những yêu cầu nhà máy phải đền bù
thiệt hại và đóng cửa vì đã gây ra thảm hoạ môi trường cho các tỉnh Miền Trung
vào hồi tháng 4 năm nay”.
Hình ảnh: Giáo dân hạt Kỳ Anh tập trung, biểu tình phản đối
Formosa (Nguồn Facebook)
Nhìn nhận sâu sắc về vấn
đề, có thể tự hỏi rằng: Tại sao lực lượng biểu tình là những giáo dân? mà không
phải là tất cả người dân vùng biển, bao gồm cả lương dân ở những nơi bị ảnh hưởng
của sự cố môi trường. Phải chăng đây là một cuộc biểu tình phô trương lực lượng
của những con chiên ngoan đạo dưới sự kích động của những chức sắc cực đoan hay
là những kẻ đội lốt thầy tu ngẫm ngầm liên kết, móc nối với những thế lực chống
đối bên ngoài....
Có thể thấy, con số giáo dân tụ tập, biểu tình
trong ngày 02/10 vừa qua, đông hơn hẳn các lần trước, lên tới 10.000 người. Điều
này cho thấy nếu không có một sự hiệp thông chặt chẽ, sự liên kết, chỉ đạo ngầm
nào đó đã được truyền đi thì không thể có chuyện cùng một lúc đến hơn hàng ngàn
giáo dân ở nhiều giáo xứ thuộc giáo hạt Kỳ Anh cùng kéo về trước cổng nhà máy
Formosa để biểu tình. Với số lượng giáo dân như thế, cuộc biểu tình lần này
mang dáng dấp của một cuộc phô diễn lực lượng của giáo hội Thiên chúa giáo Vinh
thì đúng hơn.
Theo như lời vị chủ
chiên đứng đầu thì đây là một cuộc biểu tình “ôn hòa” của các con chiên ngoan đạo để bày tỏ sự bức xúc và đi tìm
công lý, quyền lợi cho những người dân vùng biển bị thiệt hại nặng nề do sự cố
môi trường mà nhà máy gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra vào hồi tháng 4 vừa
qua. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, trong cuộc biểu tình “ôn hòa” đó có khá nhiều hành động phức
tạp, không đúng nghĩa với hai từ “ôn hòa”
mà vị linh mục đã dõng dạc tuyên truyền. Điển hình là, nhiều cờ, băng rôn, khẩu
hiệu có nội dung không phù hợp và đúng nghĩa với cuộc phản đối Fomosa mà nó mang
dáng dấp phô trương lực lượng của giáo hội
Thiên chúa nhằm thể hiện sức mạnh và tuyên truyền chống Nhà nước. Bên cạnh đó, còn
có các hành vi quá khích như trèo lên cổng, tường rào của nhà máy hô hào, phất
cờ giáo hội như đang thắng trận, đập vỡ cửa kính công ty, đánh đập, ném đá vào
lực lượng Công an đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự. Những hành động này khiến
người ta liên tưởng tới các vụ bạo loạn Tây Nguyên năm 2001, 2004 hay những cuộc
biểu tình năm 2014 tại Bình Dương, Đồng Nai…khiến Nhà nước phải bồi thường thiệt
hại nặng nề cho phía công ty nước ngoài.
Mặt khác, từ khi sự cố
mối trường xảy ra thì đây không phải lần đầu tiên giáo dân tụ tập biểu tình mà
đã có nhiều cuộc tụ tập, tuần hành của nhiều giáo xứ trong giáo phận Vinh dưới
sự kích động của một số chức sắc cực đoan, mang nặng tư tưởng chống đối làm ảnh
hưởng không nhỏ đếnAn ninh trật tụe điển hình như linh mục Đặng Hữu Nam quản xứ
Phú Yên (Xã An Hòa – Quỳnh Lưu – Nghệ An) đã tổ chức cho giáo dân giáo xứ Phú
Yên nhiều đợt tuần hành để phản đối; tụ tập, kích động khoảng hơn 600 giáo dân
kéo vào Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để khởi kiện Formosa làm gây phức
tạp tình hình An ninh trật tự trên 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Qua những sự việc trên
cho thấy, cuộc biểu tình Formosa vừa qua không phải là một cuộc biểu tình “ôn hòa” bình thương mà đây là một cuộc
phô diễn lực lượng của giáo dân giáo hạt Kỳ Anh nói riêng, giáo phận Vinh nói
chung dưới sự kích động của một số chắc sắc cực đoan.
Niềm Tin