“Thông
qua với việc chọn lựa, bầu, rồi giới thiệu kiểu bầu như thế này mới thấy rằng
nhà nước Việt Nam hiện nay còn thua xa so với triều đại phong kiến trong việc
quy hoạch và đào tạo nhân tài. Thậm chí thua nhiều lắm.
"Chúng
ta biết rằng ngày xưa, những người đứng đầu một thành phố Kinh đô gọi là chức
An phủ sứ. Ông An phủ sứ này được chọn từ đâu? Ông ta được chọn từ trong số 18
ông quan đầu tỉnh, tức là đứng đầu 18 lộ của thời Trần.
"Trong
18 vị đó, chọn ra một vị giỏi nhất. Mà ai chọn? Đích thân nhà Vua chọn. Chọn về
rồi, không được cử ngay lập tức làm chức An phủ ở Kinh đô, mà người ta gọi là Đại
An phủ sứ. Ông Đại An phủ sứ này khi về kinh đô, phải cho một thời gian làm chức
vụ gọi là Thẩm hình Viện sự.
"Vị
Thẩm hình Viện sự này trông coi việc hình án ở Kinh đô một thời gian, nếu thấy
đạt được yêu cầu, bấy giờ nhà Vua mới cử làm Đại An phủ sứ, tức là như chức Chủ
tịch Thành phố Hà Nội bây giờ, chứ không phải là chuyện đơn giản.
"Và
ngày xưa, đích thân Vua Trần Thái Tông chọn trong 18 người đầu tỉnh của các tỉnh,
lúc đó gọi là lộ, để chọn ra. Từ lúc Vua bắt đầu chọn cho đến lúc Vua chọn được
là mất tám năm."
Có
đến trong mơ cũng không ai dám tưởng tưởng một ông Tiến sỹ (Nguyễn Xuân Diện,
viện Hán nôm Việt Nam) hẳn hoi của thời đại 4.0 lại lục lọi những văn khố xa
xưa, tử thuở phong kiến về chuyện bổ nhiệm chức vụ người đứng đầu Kinh Kỳ để nói
về chuyện mới diễn ra trong câu chuyện với BBC Tiếng Việt: Hội đồng nhân dân TP
Hà Nội bầu chức danh Chủ tịch UBND Tp Hà Nội đối với ông Chủ Ngọc Anh, Bộ trưởng
Bộ Khoa học Công nghệ.
Vốn
dĩ trong cách gợi chuyện đã có vấn đề. Đó là chưa nói tới những chi tiết bên
trong nhiêu khê, và khập khiễng đến khó tả, ví như: "Và ngày xưa, đích
thân Vua Trần Thái Tông chọn trong 18 người đầu tỉnh của các tỉnh, lúc đó gọi
là lộ, để chọn ra. Từ lúc Vua bắt đầu chọn cho đến lúc Vua chọn được là mất tám
năm." Mất đến 8 năm để chọn một cương vị thì không biết đến bao giờ Hà Nội
mới có người đứng đầu Cơ quan UBNND Tp Hà Nội, trong khi vắng người đứng đầu một
ngày cũng là chuyện khong nên có và đẻ ra đủ thứ chuyện trên đơì.
Trong
khi đó, về cá nhân ông Chu Ngọc Anh, đúng là ông trưởng thành từ ngành khoa học
kỹ thuật công nghệ, đi lên từ giảng viên Đại học Bách Khoa, có nhiều năm công
tác ở Tổng cục Bưu điện và Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và
Công nghệ. Nhưng đừng quên trước khi quay lại cương vị Thứ trưởng Bộ Khoa học
Công nghệ và được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ, ông Chu Ngọc Anh đã
có thời gian 3 năm, từ 5/2013 – 9/2015: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI, Phó Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Phú Thọ.
Đó
không phải là quá dài đối với một cương vị Lãnh đạo nhưng điều đó cần thiết để
cá nhân ông có những trải nghiệm, thậm chí là kinh nghiệm trong quản lý, điều hành
đối với cơ quan UBND.
Đó
dù chỉ là một vấn đề được chỉ ra, song nó đang cho thấy những kẻ như Nguyễn
Xuân Diện đang cố gợi ra những câu chuyện, vấn đề để công kích, tạo ra những điểm
mù trong nhận thức; mục đích không ngoài tạo ra một điều bất thường trong việc
bổ nhiệm, bầu lãnh đạo các ban, ngành. Nhưng tiếc rằng, để làm được điều đó,
các vị cần nhiều hơn trí tuệ trong những gì mình đang nghĩ và quan trọng hơn
các vị phải bỏ qua những thiên kiến, hẹp hòi và đố kỵ trong cách nghĩ của mình!
PHƯƠNG NAM