Nếu được yêu cầu mô tả
quá trình đổi mới phát triển đất nước kể từ năm 1986 đến nay chỉ trong một câu,
thì câu tôi chọn sẽ là "Khao khát phát triển kinh tế nhưng lại kém coi trọng
thực hành công lý".
Ls Ngô Ngọc Trai đã đặt
vấn đề như thế trong 1 bài viết được đăng tải mới đây trên BBC Tiếng Việt trước
khi đặt vấn đề: “Đại hội 13 nên là Đại hội về nền công lý?”.
Bài viết của Ls Ngô Ngọc Trai đăng
trên BBC Tiếng Việt (Nguồn: BBC)
Nói rõ hơn về ý tưởng của
mình, vị ls nằm trong giàn “Ls Dân chủ” này cho rằng: “Nhìn lại quá trình 35 năm kể từ khi đổi mới thì thấy, xuất phát từ những
khó khăn về kinh tế, sự thiếu đói, đã đưa đến chính sách cải cách mở cửa đất nước,
tới hôm nay đất nước đã đạt được những kết quả thành tựu nhất định.
Nhưng
trong khi cái đói lương thực đã được tháo gỡ thì xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại
một cái đói khác, khi xưa đói ăn người ta chưa quan tâm lắm, ngày nay nó đang
ngày càng trở thành nhu cầu quan trọng, đó là cảm thức về công lý.
Đói
ăn là vấn đề của thể xác, còn công lý là vấn đề của tinh thần. Công lý gắn liền
với phẩm giá. Không có công lý mà chỉ có cường quyền sẽ khiến con người kém đi
nhân phẩm.
Công
lý gắn liền với nhận thức duy lý, nếu một người chưa nhận thức hết giá trị ý
nghĩa của lý lẽ, thì người đó chưa phải là văn minh.
Trong
khi công lý là luôn khung giá trị hàng đầu của thể chế chính trị nhiều nước,
thì ở Việt Nam từ công lý lần đầu tiên mới chỉ xuất hiện trong bản Hiến pháp
năm 2013 ở câu 'Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý'”.
Ngoài ra Ls này còn cho
rằng: “Nếu Đại hội 13 là đại hội về nền công lý, thì đó sẽ là lựa chọn sáng suốt
nhất trong giai đoạn bối cảnh phát triển đất nước hiện nay. Thực tế thể chế
chính trị của Việt Nam xưa nay, chưa khi nào nền tư pháp có được vị thế chính
trị ngang bằng so với khối hành pháp, lập pháp, cơ quan đảng, công an hay quân
đội”.
Tuy nhiên nhìn nhận vấn
đề dưới góc độ đa chiều và công tâm hơn sẽ thấy, đó chỉ là cách nhìn nhận có
tính cảm tính, thậm chí ăn thủa của Luật sư này. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển
kinh tế, các mặt khác của đời sống xã hội đã có những bước tiến hết sức kịp thời,
mau lẹ và có tính đồng đều. Trong đó vấn đề công lý, quyền con người như khẳng
định của giới chức nhà nước là thành tựu không thể phủ nhận.
Theo đó, bên cạnh việc
khẳng định, hiến định có tính nhất quán về quyền con người trong các bản Hiến
pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992 và quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân có xu hướng ngày càng hoàn thiện, đầy đủ ở những bản Hiến pháp sau
có thể thấy rất rõ thực tế: các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội đã được mở rộng theo những tiêu chí có tính quốc tế, công khai, minh bạch;
quyền tự do ngôn luận của người dân đã được đảm bảo một cách tuyệt đối với sự
đa dạng của loại hình thông tin, phương tiện biểu đạt (bằng chứng là tại Vn có
sự xuất hiện đầy đủ các loại hình truyền thông; quyền tự do hội họp và lập hội
của người dân được tôn trọng và bảo đảm với những con số ấn tượng về sự gia
tăng của loại hình, tín đồ các tôn giáo; quyền dân tộc được coi trọng và chăm
lo với nhiều chính sách tích cực, nhân văn…).
Vấn đề tăng trưởng kinh
tế đã được gắn kết với việc giải quyết những vấn đề bức thiết về xã hội, đảm bảo
công bằng xã hội. Trong đó đáng kể nhất là việc VN đã sớm hoàn thành các mục
tiêu Thiên niên kỷ, dài hạn như xóa đói, giảm nghèo; đạt phổ cập giáo dục tiểu
học; thúc đẩy bình đẳng giới và đạt nhiều tiến bộ trong các chỉ tiêu về y tế
như giảm tỷ số tử vong mẹ và tỷ suất tử vong trẻ em; đạt mục tiêu về kiểm soát
sốt rét và bệnh lao cũng như đẩy lùi tỷ lệ lây lan HIV/AIDS…
Các thống kê chính thức
đó đủ để thuyết phục đó đủ sức chứng minh rằng, Vn không hề quá xem trọng phát
triển kinh tế để lãng quên những vấn đề khác, trong đó có công lý cho con người.
Cái cách đặt vấn đề, luận
giải và nêu quan điểm của Ls Ngô Ngọc Trai là ngộ nhận, là quan điểm cá nhân;
chưa phản ánh hết, mang dấu vết cá nhân, sự mặc cảm trong nhận định, đánh giá
tình hình!
Việc Ls này nêu ý kiến,
góp ý trước Đại hội là cần thiết song, xem chừng đó là chống nhiều hơn xây, là
việc lợi dụng phản biện xã hội để công kích chế độ hơn là xây dựng, vì những mục
tiêu tốt đẹp….
PHƯƠNG
NAM