PHƯƠNG
NAM
Có lẽ sau dự luật Đặc
khu thì chủ trương sáp nhập một số tỉnh, thành phố theo đề xuất của Bộ Nội vụ
thu hút sự chú ý hơn cả. Trong đó, đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều, phản đối.
Thậm chí, có người còn khẳng định chắc đe rằng, đó là “trò tạo dấu ấn của tân
Chính phủ, tân Thủ tướng mới đắc cử thông qua việc xô đổ những di sản của người
tiền nhiệm, trong quá khứ”… Có người nhẹ nhàng hơn chút thì cho đó là việc
không cần thiết, tốn thời gian khi mà mọi thứ đã trở nên ổn định, bền vững…
Thế nhưng, xem chừng đó
là những suy nghĩ có phần vội vàng, là hệ quả của việc tiếp nhận những thông
tin thiếu chọn lọc và chưa chuẩn xác trong chuyện này.
Theo đó, như khẳng định
của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng trước những ồn ào, bàn cãi xung quanh
thông tin Bộ này đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét sát nhập một số tỉnh,
thành phố không đủ quy mô về diện tích, mật độ dân cư: “Bộ Nội vụ chưa đề nghị lên Chính
phủ và các cấp có thẩm quyền xem xét, sáp nhập bất cứ một đơn vị hành chính cấp
tỉnh nào. Vì đây là một vấn đề quan trọng, cần được nghiên cứu thấu đáo, thận
trọng, kỹ lưỡng trên cơ sở lý luận và thực tiễn an ninh quốc phòng, văn hoá,
phong tục, quy hoạch…”.
Bộ Nội vụ họp báo thông tin về chủ
trương sáp nhập tỉnh, thành phố. Nguồn: FB)
Như vậy, có thể thấy, mọi
thứ đang là chủ trương, thậm chí là chủ trương ở cấp bộ (do Bộ Nội vụ đề xuất,
Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa có bất cứ động thái chính thức nào xung quanh chuyện
này).
Đó là chưa nói như nhấn
mạnh của ông Thử trưởng Nguyễn Duy Thăng, đây là một công việc lớn, hệ trọng, tầm
vĩ mô quốc gia nên trong cách thức thực
hiện cần một sự thận trọng đặc biệt. Và trên thực tế như thông tin của chính Bộ
này thì họ đang tiến hành xây dựng hệ thống quy chuẩn để đảm bảo việc đánh giá,
đề xuất được khách quan, bền vững và lâu dài, tránh tình trạng 5, 10 năm tới lại
có những thay đổi tương tự.
Quá trình để đi đến thực
hiện trên thực tế đó vì thế cũng được khẳng định sẽ hết sức lâu dài, nhiều tầng,
nhiều bước và không thể xong trong ngay 1, ngày 2. Và như bình luận của nhiều
chuyên gia, thì trước khi Chính phủ đi đến quyết định cũng sẽ phải xin ý kiến của
Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Mọi sự sẽ khó thành, khó thực hiện
nếu như Quốc hội không đồng thuận, thông qua chủ trương nói trên.
Nhân loại nói chung, VN
nói riêng đang trải qua những ngày tháng khó khăn với sự tràn lan, khó kiểm
soát của dịch bệnh covid19. Do đó, thay vì dành công sức, tâm trí để bàn, nói tới
những việc không đâu thì nên chăng, chúng ta nên tỉnh táo, chọn lọc và cân nhắc,
kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiếp nhận những thông tin có tính nhạy cảm. Và đặc
biệt, thay vì tin một cách bất chấp, vô điều kiện thì hãy nên dùng chính bộ óc
sáng suốt, có chiều sâu cuả chính chúng ta để suy luận, để giải mã vấn đề để đừng
bị dư luận, những kẻ xấu bụng dắt mũi, hướng lái.
Và cũng nên biết rằng,
trong một xã hội dân chủ thì nhất thiết những vấn đề diễn ra cũng phải hết sức
dân chủ. Vì niềm tin đó nên đứng trước bất cứ vấn đề gì chúng ta cũng nên bình
tĩnh, sáng suốt nhất.