TÂM BÌNH
Đã
17 năm kể từ sau khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh chống Iraq từ năm 2003. Một
cuộc chiến mà có sự tham gia của liên quân nhiều nước trong đó chủ yếu là của
quân đội Mỹ và Anh chiếm đến 98%. Giống với những
cuộc Chiến tranh vùng Vịnh trước đó, lần này quân đội Iraq cũng không thể chống lại
được liên quân nhưng hậu quả lại lớn hơn nhiều - Iraq đã mất nước, chính quyền
Saddam Hussein bị lật đổ hoàn toàn chỉ trong chưa tới 2 tháng.
Sau cuộc chiến tranh này thì tất cả lí do mà Mỹ đưa ra để làm
cái cớ tấn công Iraq đã được vạch trần là bịa đặt, giả dối. Đến tận bay giờ người
ta vẫn không thể tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq mà theo như Mỹ nói là
ở đâu. Và chính quyền mới do Mỹ lập nên ở Iraq liệu có đem về cuộc sống dân chủ,
tự do, ấm no cho người dân ở Iraq hơn so với thời của chính quyền Saddam
Hussein không?
Thực
tế từ đầu tháng 10/2019 đến nay, Iraq chứng kiến một làn sóng các cuộc biểu
tình chống chính phủ của Thủ tướng Abdul Mahdi. Đây là đợt biểu tình chống
chính phủ lớn nhất kể từ khi Mỹ tấn công lật đổ chính quyền của Tổng thống
Saddam Hussein năm 2003 đến nay, với sự tham gia của hàng triệu người trên toàn
quốc, đặc biệt ở Thủ đô Baghdad và Basrah, thành phố cảng lớn thứ hai của Iraq.
Thành phố Karbala phía
Tây-Nam Baghdad cũng đã chứng kiến một đêm đẫm máu khác, hàng trăm người biểu
tình đã xông vào đốt phá Lãnh sự quán Iran. Hàng chục người bị giết và bị
thương trong các cuộc xung đột giữa những người biểu tình và lực lượng an ninh.
Đến nay các cuộc biểu tình
ngày càng thu hút nhiều tầng lớp tham gia và có quy mô lớn hơn. Các cuộc biểu
tình đã làm ngưng trệ nhiều dịch vụ công. Cảng Basrah phải đóng cửa, ngừng tiếp
nhận các tàu nước ngoài. Cảnh sát đã dùng vũ khí nóng, kể cả xe tăng và xe bọc
thép để giải tán những người biểu tình. Theo các nguồn tin từ Baghdad, kể từ
khi bùng nổ phong trào biểu tình đến nay đã có ít nhất 339 người bị thiệt mạng
và 16 ngàn người khác bị thương trong các cuộc đối đầu với quân đội và lực
lượng an ninh.
Người đứng đầu phái bộ Liên
hợp quốc tại Iraq (UNAMI) Jenin Hennes-Blachart cho biết việc đổ máu ở Iraq là "kinh hoàng". Tổng thư ký Liên đoàn các học
giả Hồi giáo thế giới Ali
Mohieldin Karagaghi nói các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Iraq là "một cuộc cách mạng chống lại sự chuyên chế và bè phái".
Trước đây chúng ta đều biết Iraq là một trong những
quốc gia Ả Rập giàu có nhất, dân số chỉ có 37,2 triệu người, nhưng trữ lượng
dầu mỏ lên tới 140,3 tỷ thùng, đứng thứ năm thế giới, sản lượng khai thác dầu
đạt 4,45 triệu thùng/ngày, trong đó xuất khẩu hơn 3,6 triệu thùng/ngày. Riêng
xuất khẩu dầu thô mỗi ngày cũng đã đem lại thu nhập cho ngân sách trên dưới 220
triệu USD. Tổng thu nhập quốc nội GDP của Iraq tính theo sức mua tương đương
(PPP) đạt 734 tỷ USD và GDP danh nghĩa đạt 250 tỷ USD. Ngoài ra, Iraq còn có
nhiều tài nguyên thiên nhiên khác như khí đốt, phốt phát, lưu huỳnh, chà là...
Vậy tại sao sau khi Mỹ đưa nền
dân chủ Mỹ, chính quyền do Mỹ dựng nên thì đời sống người dân lại chìm đắm
trong khủng hoảng, khó khăn?
![]() |
Hàng ngàn người dân Iraq biểu tình phản đối chính phủ hiện tại, ảnh internet |
Đã 17 năm sau chiến tranh mà
theo thống kê của Ngân hàng thế giới (WB), ở Iraq tỷ lệ thất nghiệp trong tầng
lớp thanh niên lên tới hơn 40%, hơn 60% dân số sống ở mức nghèo khổ. Đó là lý
do tại sao thanh niên là những người tham gia chính trong các cuộc biểu tình
hiện nay ở Iraq. Ngoài ra, các dịch vụ công cộng thiếu nghiêm trọng. Đến nay,
người dân Iraq đang phải vật lộn với khó khăn để sinh tồn. Họ không được tiếp
cận với nhiều dịch vụ công cộng tối thiểu như nước sạch, điện, khám chữa bệnh
và giáo dục. Điện vẫn không đủ, phải cắt nhiều giờ trong ngày, người dân vẫn
không được sử dụng nước sạch, điều kiện vệ sinh rất kém. Hơn thế nữa, chính quyền
Iraq hiện tại tham nhũng tràn lan, theo thống kê với hơn 5000 vụ tham nhũng mà
tập trung chủ yếu là các quan chức chính phủ mới.
Những người biểu tình gần
đây không còn chỉ đòi hỏi cải thiện đời sống, các dịch vụ công cộng, tạo công
ăn việc làm và chống tham nhũng nữa, mà đã đưa ra những yêu cầu về chính trị. Phong
trào biểu tình rầm rộ không ngớt trên đường phố Baghdad đòi lật đổ chế độ, đòi
rút quân Mỹ và chấm dứt ảnh hưởng của Iran trong đời sống chính trị của Iraq.
Vậy đấy, gần hai thập kỷ đã
trôi qua mà đất nước Iraq, người dân Iraq càng ngày càng bi đát, khủng hoảng chưa
thấy được dân chủ Mỹ ở đâu, chưa thấy tốt đẹp ở đâu và giờ đây rất nhiều người
dân Iraq đang mong muốn được quay trở lại cuộc sống tốt đẹp ngày xưa dưới thời
chính quyền tổng thống Saddam Hussein.