Thiên Bình
Ảnh: Các rận chủ bắt đầu run sợ trước viễn cảnh chẳng còn ai tin mình (nguồn Internet)
Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân là một đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1309/QĐ -TTg ngày 5/9/2017 nhằm góp phần nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, quản lý, cũng như các nhà giáo, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Như vậy, thời gian sắp tới, việc mọi người, đặc biệt là giới trẻ hiểu hơn về những vấn đề như dân chủ, nhân quyền gắn với quốc gia, với dân tộc sẽ là một trong những thách thức khá lớn với những kẻ chuyên môn đội lốt “nhà hoạt động dân chủ”, “nhà hoạt động nhân quyền” để lòe thiên hạ.
Năm qua, Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm hiện thực hóa các nội dung trên: lần đầu tiên xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị theo UPR chu kỳ III để gửi lên UNHRC, qua đó thể hiện trách nhiệm, sự minh bạch và nghiêm túc của Việt Nam đối với UPR nói riêng và việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người nói chung. Trợ lý Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam Diana Torres đánh giá báo cáo phản ánh tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong đảm bảo các quyền kinh tế, xã hội, đặc biệt bảo trợ xã hội, bảo hiểm y tế, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới. Theo bà, việc xây dựng báo cáo này là một nỗ lực tích cực “thể hiện cam kết của Việt Nam về các vấn đề nhân quyền ở cấp độ quốc tế”. Có thể khẳng định việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là ưu tiên cao nhất, là mục tiêu cuối cùng và là động lực của sự phát triển bền vững của Việt Nam. Những nỗ lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam để bảo đảm người dân được thụ hưởng các quyền con người cơ bản, đặc biệt trong bối cảnh chịu tác động nặng nề của đại dịch và tình trạng biến đổi khí hậu, là minh chứng cho chính sách nhất quán, xuyên suốt về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, như quan điểm Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII: "người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể".
Trước thông tin Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh đề án giáo dục về quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, thực thi nhiều chính sách đảm bảo quyền con người đồng thời tích cực tham gia và ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thời gian tới, các rận chủ như ngồi trên chảo nóng. Một số rận chủ đã và đang tìm cách công kích những việc trên như Nguyễn Quang A, Nguyễn Lân Thắng như là “tôi e rằng họ hiểu khác với thế giới chứ họ không hiểu giống như thế giới người ta hiểu. Họ hiểu theo cách của họ” hay như “tôi tin chắc rằng trong những nội dung đấy người ta sẽ có những cách rất khéo léo để né tránh hoặc để đưa ra những cái gọi là ‘đặc thù’ và người ta biện giải rằng đấy là những đặc thù của Việt Nam”. Tuy nhiên, mọi lời lẽ và hành vi của chúng đều mờ nhạt và kệch cỡm trước những hành động thực tế của Chính phủ Việt Nam. Lâu nay, các rận chủ cả trong và ngoài nước luôn dùng những thuật ngữ hoa mỹ để miêu tả về công việc chống phá đất nước của chúng. Nhiều cư dân mạng đã bị cám dỗ, lôi kéo thậm chí lừa dối tham gia các hội nhóm phản động chống đối mượn danh nghĩa hoạt động vì “dân chủ”, “nhân quyền”. Khi được giáo dục về vấn đề này, hiểu biết của người dân Việt Nam sẽ được nâng lên, họ sẽ đối chiếu, sẽ so sánh và thấy được sự khác nhau giữa lời nói và việc làm của các rận chủ trong thực tế. Khi ai ai cũng hiểu rõ về bộ mặt thật của các rận chủ thì cũng là lúc tiếng chuông tang của chúng vang lên./.