Gs Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường và hiện là Giám đốc Nhà Xuất bản Tri Thức, thuộc Liên hiệp các
Hội khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) là 1 trong 2 khách mời trong Hội
luận bàn tròn với chủ đề: "Việt Nam làm gì để hòa nhập và phát
triển?" do BBC Việt ngữ tổ chức hôm 01/9/2017, tại Budapest, Hungary.
Trình bày ý kiến của mình về nội dung Hội luận, Gs Chu
Hảo đã cho hay: Để "Việt Nam làm gì để hòa nhập và phát triển" thì
"ngoài nỗ lực của nhà nước và doanh nghiệp, thì xã hội dân sự cũng là một
yếu tố quan trọng".
Gs Chu Hảo (Nguồn: FB).
Đã có không ít người đã buông lời mắng rủa vị Gs này
bởi cái yếu tố "Xã hội dân sự" (XHDS) được ông nói đến với tư
cách là yếu tố cho sự phát triển của Việt Nam thời gian tới! Về lí do không
ngoài việc, cái gọi là "XHDS" mà hiện thân là các hội nhóm chống đối
thời gian gần đây đang là nhân tố gây bất ổn xã hội. Việc cơ quan Công an liên
tục có động thái bắt các nhà hoạt động xã hội dân sự trong tư cách là thành
viên của các tổ chức xã hội dân sự như Hội Anh em dân chủ, No.U FC, Hội bầu bí
tương thân, Dân oan... là điển hình cho sự biến tướng của thuật ngữ "Xã
hội dân sự". Đó cũng là lí do khiến cho thuật ngữ này bị kỳ thị và ngại
nói đến. Và tất nhiên, chính điều đó đang khiến cho điều này trở nên xa lạ và
không được nhận thức lại một cách đủ đầy!
Nhưng khoan đã chửi mắng, thoá mạ GS Chu Hảo, bởi
chính ông đang định hình lại giá trị nguyên bản của thuật ngữ mà nếu hiểu đúng
thì đấy là nhóm người cần cho sự phát triển của bất cứ xã hội nào, không riêng
gì Việt Nam.
GS Chu Hảo đã nói như sau: "Tầng lớp tri
thức chân chính có tấm lòng với đất nước, đóng góp đối trọng chứ không phải đối
lập, để từng bước làm người dân Việt Nam không chỉ hiểu về quyền của mình mà
còn hiểu những trách nhiệm, nghĩ vụ thật sự của mình đối với đất
nước".
Tin chắc sẽ có kẻ trách cứ Gs Chu Hảo về điều này, bởi
ông đã đề cập tới những yếu tố mà khi nói ra sẽ không ít kẻ giật mình! Và nói
như blog Mõ Làng: "Xã hội dân sự" trong cách nói, hiểu của GS
Hảo không còn mang nghĩa là những kẻ đối lập, chỉ hiểu và vận dụng quyền của
mình mà còn hiểu những trách nhiệm, nghĩ vụ thật sự của mình đối với đất
nước". Mà phải là những con người "có tấm lòng với đất nước, đóng góp
đối trọng chứ không phải đối lập, để từng bước làm người dân Việt Nam không chỉ
hiểu về quyền của mình mà còn hiểu những trách nhiệm, nghĩ vụ thật sự của mình
đối với đất nước".
Và chính những kẻ mà chỉ mãi đòi hỏi quyền, nhân danh
đấu tranh vì quyền mà không hoặc cố tình quên đi ngĩa vụ, trách nhiệm của mình
đương nhiên sẽ bị thải loại khỏi thuật ngữ XHDS theo nghĩa tích cực!
TRÙNG DƯƠNG