Đó là câu hỏi được báo giới đặt ra trong cuộc
họp báo công bố kết quả hội nghị TƯ 8 khoá XII của Ban chấp hành TƯ đảng cộng
sản VN mới đây.
Câu hỏi được đặt ra trong bối cảnh: Trong khuôn
khổ hội nghị 100% đại biểu dự họp đồng ý thống nhất đề cử Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 10, quốc hội
khoá XIV dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 22/10 sắp tới.
TBT Nguyễn Phú Trọng (Nguồn: FB)
Xung quanh nội dung này Phó chánh Văn phòng
Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh đã cho biết cụ thể như sau: "Hiện
nay 4 văn phòng (VP Trung ương, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ, VP Quốc hội) đã
có quy chế phối hợp rất chặt chẽ. Việc Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước
sẽ thuận lợi hơn trong việc tổ chức công việc của Đảng và Nhà nước, vì thế
không đặt vấn đề sáp nhập hai cơ quan này.
Ông Vĩnh phân tích, Văn phòng Trung ương Đảng có
nhiệm vụ phục vụ Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ
Chính trị, Ban Bí thư trong công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ các cơ quan
lãnh đạo của Đảng. Trong Văn phòng Trung ương Đảng còn có một bộ phận quan
trọng là Văn phòng Tổng Bí thư, gồm các trợ lý, thư ký của Tổng Bí
thư".
Việc giữ quan điểm chưa hợp nhất các văn phòng
nếu TBT Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước thay thế cố chủ
tịch nước Trần Đại Quang một lần nữa cho thấy: Việc TƯ Đảng cộng sản VN đề cử
TBT Nguyễn Phú Trọng để bầu chủ tịch nước chỉ là một tình huống có yếu tố chính
trị mà thôi. Hay nói rõ hơn, nếu như cá nhân được BCH TƯ Đảng cộng sản VN đề cử
không phải là TBT Nguyễn Phú Trọng thì vấn đề nhất thể hoá sẽ chưa được đặt
ra;
Và khi đó sẽ chẳng có nhiều thứ đã được nêu ra
để bàn như mới đây, ví như VN đã nên nhất thể hoá chưa? hay nhất thể hoá có
phải theo TQ và bị TQ đồng hoá hay chưa? Đó là những câu hỏi mà dưới một góc
nhìn nào đó nó đã trở nên quá cỡ, không đúng thời điểm.
Xin được lấy một ý trong phát biểu của Phó chánh
Văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh để làm đoạn kết cho entry ngắn này:
"Đây là một việc tự nhiên, hợp ý Đảng, lòng dân. “Việc Tổng Bí thư đồng
thời là Chủ tịch nước đã được thực hiện trong hệ thống chính trị của rất nhiều
nước. Người đứng đầu Đảng cầm quyền đều là người đứng đầu Nhà nước. Chúng ta đã
có sẵn định chế Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch nước nhưng do điều kiện cụ thể chưa
cho phép nên khi thực hiện việc này cũng là vấn đề tự nhiên”.
Hi vọng câu chuyện sẽ được khép lại và chẳng có
ai thấy hay ngĩ ra những điều xung quanh khi Quốc hội thống nhất bầu TBT Nguyễn
Phú Trọng làm chủ tịch nước.
TRÙNG DƯƠNG