Được biết đến là 1
trong 6 bị cáo kháng án và có mặt trong phiên phúc thẩm được tổ chức vào sáng
nay tại Hà Nội. Nhưng Bùi Thị Nối khác biệt với 5 bị cáo còn lại vì bà không
kháng án vì cho rằng bản án quá cao mà là không chấp nhận bản án.
Bản án bà này bị tuyên ở
phiên sơ thẩm là 6 năm tù với tội danh “Chống người thi hành công vụ. Bà cũng
được biết đến với vai trò là con nuôi của ông Lê Đình Kình, kẻ chủ mưu trong vụ
án Đồng Tâm, đã chết trong vụ việc.
Không hiểu có phải vì
những điều có phần đặc biệt như thế không nên khiến người đàn bà sinh năm 1958
này liên tục có những động thái phản kháng được cho là thách thức quan toà và
cơ quan thực thi pháp luật.
Theo đó tại phiên sơ thẩm,
theo ghi nhận từ Ls Đặng Đình Mạnh: “Theo
lưu bút pháp đình của luật sư Đặng Đình Mạnh, bị cáo Bùi Thị Nối đã liên tục
vung tay thoát khỏi sự áp giải của cảnh sát để tiếp tục chạy lên bục khai báo.
Nhưng vượt chỉ độ 05 hàng ghế, thì thêm vài cảnh sát khống chế đã kịp chặn giữ,
đưa bà về chỗ ngồi. Đến phần xét hỏi bà Bùi Thị Nối, bà đã chất vấn về tư pháp
Việt Nam và nói: "Mua xăng để thiêu chết bọn tham nhũng" khi được tòa
hỏi” (trao đổi trên BBC).
Thì nay, tại phiên phúc
thẩm, trong quá trình được dẫn từ nơi giam giữ đến nơi xét xử bất chấp các yêu
cầu cần thực hiện trong bối cảnh cả nước đang phòng chống dịch nhưng bà này đã
không thực hiện việc đeo khẩu trang.
Hình ảnh bà Bị cáo Bùi Thị Nối từ
chối đeo khẩu trang khi vào phiên toà phúc thẩm (Nguồn: Fb)
Một nguồn tin chưa
chính thức cho biết: Mặc dù được yêu cầu nhiều lần từ cơ quan công an làm nhiệm
vụ áp giải nhưng bà Nối vùng vằng, không thực hiện. Bà này còn có thái độ xấc
láo khi được yêu cầu đeo khẩu trang.
Từ hai chi tiết cùng những
thông tin bên lề đủ để thấy, ở người đàn bà này dường như đã có sẵn cái máu của
kẻ chống đối có căn bản. Bà ta ở mọi khía cạnh dù trong toà hay ngoài toà đều
có những hành động phản kháng. Bà ta chối bỏ hoàn toàn những yêu cầu (dù hợp lẽ).
Đối với những vụ án
khác, trong bối cảnh khác, hành vi đó sẽ ít nhiều được thông cảm bởi dù sao đó
cũng là cách họ phản kháng lại bản án dành cho mình. Song cần biết rằng, với vụ
án Đồng Tâm hoàn toàn không có bất cứ lí do gì để bà ta làm điều đó.
Đó là bản án dành cho
bà ta không cao (6 năm tù); và trên thực tế trước khi y án bà ta đã nhận được
những sự khoan hồng từ cơ quan thực thi pháp luật.
Thứ đến, cùng trong 1 vụ
việc với bản chất đã xác định thì không có lí gì những bị cáo khác thừa nhận
(có kẻ đã chấp nhận bản án, một số ít kháng án vì cho rằng bản án cao, chứ
không phủ nhận tội trạng của mình) mà bà ta lại không?
Cái cách mà bà ta phản
kháng vì thế ít nhiều cho thấy: Ở người đàn bà này dường như đang xuất hiện những
yếu tố của một kẻ điên khùng đến khó hiểu. Đó cũng là biểu hiện rõ nét nhất cho
sự tha hoá của một kẻ đã nhúng chàm và bị lợi ích vật chất cùng những hứa hẹn
làm cho mù quáng và lạc lối!
Và với thái độ được nói
đến này, khả năng rất lớn bà này sẽ bị y án hoặc thậm chí sẽ chịu bản án cao
hơn từ chính sự bất tuân, xấc xược của mình!
PHƯƠNG
NAM