Có thể nói trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, sự kiện Gạc Ma 14/3/1988 mang một ý nghĩa đặc biệt. Bởi lẽ sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc với sự kiện toàn thắng 30/4/1975, nhiều người Việt Nam chúng ta đã lạc quan rằng, chúng ta sẽ không phải có thêm một cuộc chiến nào nữa. Những giọt máu đồng bào của những chiến sỹ trong Quân đội cũng vì thế sẽ không chảy. Nhưng các sự kiện chiến trang biên giới phía Bắc 17/2/1979 và sự kiện Gạc Ma nhắc chúng ta thấy được dã tâm của những tên xâm lược. Rằng hòa bình chỉ là trạng thái mang tính thời điểm và muốn có hòa bình mãi mãi thì phải nêu cao tinh thần cảnh giác, luôn sẵn sàng ứng phó với những mối nguy cơ bên ngoài.
Và với tinh thần đó nên
nhiều năm lại nay, mỗi khi đến ngày 14/3 hàng năm, khắp trên dải đất hình chữ S
xinh đẹp đã diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm. Mục đích không ngoài tưởng niệm,
tôn vinh những chiến sỹ hải quân đã hi sinh cho độc lập dân tộc, toàn văn lãnh
thổ và đương nhiên cũng nói với thế hệ hiện nay những bài học về giữ nước từ sự
hi sinh đau thương đó.
Hoạt động tưởng niệm 64 chiến sỹ hi
sinh tại đảo Gạc Ma năm 1988 ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa (Nguồn: Fb)
Theo ghi nhận, tại nhiều
nơi như Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh
Khánh Hòa là nơi tưởng nhớ 64 cán bộ, chiến sỹ hải quân Việt Nam đã anh dũng hy
sinh vào bình minh ngày này 33 năm trước và tại nhiều địa phương của 64 chiến sỹ
đã diễn ra các hoạt động thả hoa đăng, dâng hương tưởng niệm. Các hoạt động bên
lề như như chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa," do Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam phát động từ nhiều năm qua; thăm tặng quà thân nhân các
chiến sỹ Gạc Ma hi sinh cũng được tiến hành. Điều đáng nói, các hoạt động trên
đã được cấp ủy, chính quyền địa phương đứng ra tổ chức với sự tham gia, hỗ trợ,
đồng hành của nhiều thành phần trong xã hội.
Và với những gì đang diễn
ra có thể nói, 14/3 đang trở thành một dịp sinh hoạt chính trị lớn, là hoạt động
cho thấy thế hệ người VN hôm nay chưa bao giờ lãng quên quá khứ, càng chưa bao
giờ quên sự hi sinh của những người con đất Việt cho sự toàn vẹn của từng tấc đất
quê hương. Không lãng quên quá khứ, trân trọng sự hi sinh của tiền nhân vì thế
càng được bồi đắp và trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người
Việt Nam ta hôm nay.
Điều này cũng đập tan
những luận điệu giả hiệu nói rằng, nhà nước VN cố tình lãng quên hoặc ngăn cấm
người dân tưởng niệm sự kiện 64 chiến sỹ Gạc Ma hi sinh để nói rằng, nhà nước
ta đang bị lệ thuộc quá nhiều tới Trung Quốc.
Trong bối cảnh quan hệ
quốc tế hiện tại, chuyện chúng ta sống chung, có quan hệ bình thường với các quốc
gia từng thù địch với mình là điều hoàn toàn bình thường. Nếu không làm như thế
chúng ta sẽ tự cô lập mình. Song với những gì đang diễn ra đủ để cho thấy, điều
đó, xu hướng đó không khiến hoặc buộc chúng ta phải lãng quên quá khứ. Nhớ về
quá khứ để hiểu rằng chỉ có hùng cường và phát triển mới tránh khỏi những cuộc
chiến tranh máu đổ như trong quá khứ.
Tin chắc rằng, sự kiện
Gạc Ma dù đã 33 năm trôi qua nhưng sẽ thổi bùng lên khát vọng chinh phục và bảo
vệ Biển Đông, nơi một phần lãnh thổ không thể thiếu của dân tộc Việt Nam chúng
ta hôm nay và cả mai sau.
PHƯƠNG
NAM