Có hai sự việc xảy ra mà xin thưa, tôi đã không
thể buồn hơn cho những kẻ học đòi làm truyền thông. Họ dốt nát và ngu xuẩn hơn
chúng ta tưởng.
Sự việc thứ nhất liên quan nội dung phát biểu
của Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh trong cuộc đối thoại với cử tri Thủ Thiêm,
quận 2 TP Hồ Chí Minh mới đây. Mặc dù nội dung phát biểu của ông bí thư Nhân đã
được ghi lại bằng video hết sức rõ ràng, mạch lạc đến từng từ: "Trong
buổi tiếp dân, ông Nguyễn Thiện Nhân nói nguyên văn thế này: “...Vào ở khu
tái định cư chỉ trả tiền điện, tiền nước; không trả tiền nhà, không trả tiền
dịch vụ. Ở đấy cho đỡ cực thôi, chứ không phải ở đấy để xí xóa trách nhiệm.
Chưa xong đâu, không có xí xóa. THÀNH PHỐ KHÔNG CÓ GẠT BÀ CON; THÀNH ỦY KHÔNG
CÓ GẠT BÀ CON".
BBC xuyên tạc nội dung phát biểu của Bí thư
Nguyễn Thiện Nhân (Nguồn: FB)
Thế mà trong thông tin được đăng tải trên trang,
BBC đã thêm thắt vào: “Tôi nói tiếng Bắc, nhưng tôi là người Nam - Tôi
không gạt bà con đâu”. Mục đích trò xuyên tạc này sau đó được nhận
diện là để kích động, chia rẽ hai miền Nam Bắc, gây tâm lý li khai như cái trò
mà cách đây không lâu nhạc sỹ Tuấn Khanh đã thực hiện thông qua nhiều bài viết
trên mạng xã hội.
Sau chuyện bị nhận diện thì dù không ai nói ra
nhưng uy tín của BBC đã bị giảm sút thảm hại. Đó cũng là cái giá cho sự giả dối
khi làm công tác truyền thông.
Hình ảnh giả mạo đảo chính tại Quân khu 7, 9
(Nguồn: FB)
Sự việc thứ hai được nói ra liên quan đến thông
tin được một số trang mạng xã hội lan truyền việc "đảo chính đang xảy ra
tại Quân khu 7 và Quân khu 9". Và để làm sống động thông tin này trên hình
ảnh thông tin được đăng tải xuất hiện hình ảnh chiếc xe tăng đang oai vệ đi trên
đường. Thế nhưng sự việc này sau đó cũng được nhận diện là giả mạo. Chiếc xe
tăng được nói đến cũng bị nhận diện là hình ảnh xe tăng Challenger 2. Sự
việc vì thế cũng bị bóc mẽ là giả dối và lừa bịp.
Về chuyện này, sẽ là khiếm khuyết nếu chúng ta
không đề cập tới nội dung lời kêu gọi tuần hành, biểu tình phản đối dự luật đặc
khu và luật An ninh mạng được phát ra trên trang: "Truyền thông Công giáo
Vinh". Cụ thể trang tin này đã liên tục phát đi những lời kêu gọi vào dịp
cuối tuần nhưng sau đó sự việc đã không xảy ra. Trang này sau đó cũng bị nhận
diện là mạo danh tôn giáo để bày trò kích động, chống đối.
Trên đây là 3 trong số rất nhiều trò lưu manh
trong truyền thông. Thay vì đưa tin những sự thật đang diễn ra thì chúng lại cố
nhào nặn, bóp méo sự thật nhằm các mục đích riêng có của mình. Thật may là
những trò này đã bị nhận diện và chặn đứng lại, còn không thì hậu quả của nó là
khôn lường. Thực tế này cũng đặt ra cho chúng ta về cách thức ứng xử trong
chuyện này, nhất là vấn đề trách nhiệm trong sử dụng, thanh lọc thông tin được
truyền tải trên mạng xã hội, để làm sao những thông tin đăng tải trên đó hoàn
toàn là sự thật, không hề có chuyện xuyên tạc hay làm bị làm biến tướng.
TRƯỜNG GIANG