Cũng như nhiều người Việt
Nam khác, hễ đến dịp 30/4 hàng năm, với mong muốn hòa hợp dân tộc, cả trong thế
hệ người đã từng ơn nặng nghĩa dày với chế độ cũ và cả những người sinh ra hôm
nay, người Viết đã cố công tìm cho được những ví dụ, những điển hình. Kiểu như
một người Việt Nam ra đi sau 30/4/1975 nói tốt về chế độ hay những dân chủ
trong nước trước đây đã có những lời lẽ xuyên tạc, phủ nhận giá trị của
30/4/1975… Nhưng xem chừng nhiều kẻ vẫn cứng cố đến khó hiểu và nếu không có những
cứ liệu để bôi nhọ thì chúng sẽ cố nhặt nhạnh để cho ra đời những sản phẩm hư cấu
hoặc không mấy liên quan đến mình. Sự việc được dẫn về từ Fb của Nguyễn Tường
Thụy (Hà Nội) là một ví dụ như thế.
Bài trên Fb của Nguyễn Tường Thụy
(Nguồn: FB)
Thụy đã viết như thế
“lày” nhân dịp 30/4 năm nay: “Có mấy vụ tranh công ở Dinh Độc Lập trưa
30/4/1975 đến giờ tạm sáng tỏ.
1. Húc cánh cổng dinh Độc
Lập là xe tăng 390 do trung úy Vũ Đăng Toàn chỉ huy chứ không phải xe 843 do
Bùi Quang Thận chỉ huy. Đến năm 1995, nhà báo Pháp Francoise Demulder sang Việt
Nam và công bố những bức hình chụp được hôm ấy mọi việc mới sáng tỏ.
Như vậy suốt 20 năm thông
tin chính thống đều cho công này của Bùi Quang Thận. Nhưng ông Thận không hề
lên tiếng cải chính.
2. Thảo thư đầu hàng: ông
Bùi Văn Tùng và ông Phạm Xuân Thệ đều nhận là mình thảo. Nhưng sau đó, người ta
chỉ coi là ông Thệ, có lẽ do ông nhiều lời hơn và năng xuất hiện trước báo chí
hơn.
Theo con gái ông Tùng thì
năm 2006 khi biết Phạm Xuân Thệ tranh công, ông Tùng nói tay này tầm bậy.
Năm 2007 nhà báo Borries
Gallasch có mặt ở dinh ĐL khi ấy và chứng kiến việc thảo thư đầu hàng tại Đài
phát thanh nói ra, khẳng định ông Bùi Văn Tùng thảo thư đầu hàng.
Như vậy, suốt 32 năm, ông
Thệ tranh công ông Tùng và có lẽ vì thế, mà ông từ đại úy leo lên tận trung tướng.
3. Cắm cờ: Ông Phạm Xuân
Thệ còn tranh chấp là người cắm cờ lên nóc dinh ĐL với ông Bùi Quang Thận (ông
Thận đã nhắc ở trên). Hai ông đều giữ 2 lá cờ VNCH và đều cho là hạ xuống để
treo cờ mặt trận lên. Ông Nguyễn Tất Tài (khi đó là lữ trưởng lữ 203) vẫn còn
giữ được riềm cờ nên đem ra ráp lại thì xác định được là ông Thận cắm cờ.
(Nhặt nhạnh và tổng hợp từ
các nguồn)”.
Xin được miễn nói về những
điều được Thụy dẫn về, bởi đây không phải là lần đầu tiên những cứ liệu nhặt nhạnh
và chưa có được những kết luận cuối cùng ấy xuất hiện trên không gian mạng. Đó thậm
chí cũng là những chủ đề có tính phiếm đàm được khá nhiều người tham gia… Nhưng
cái điều khiến người viết chú ý nhất trong chuyện này, đó là cái cách Thụy dẫn
lên và cái tâm thế kèm theo của Thụy khi dẫn về những điều này…
Rõ ràng, như đã nói, những
điều được đưa ra không hề mới, nếu không nói đã quá sức cũ. Thụy không đưa lên
thì dư luận vẫn biết, vẫn nghe và vẫn bàn luận. Cái cách đưa lên trong khiên cưỡng,
không có điều mới ít nhiều cho thấy tâm thế của gã trong chuyện này. Rằng, phải
chăng, với gã dân chủ đất Hà Thành này đã quá thiếu đi những chuyện hay hớn để
biên, để viết mà phải cậy nhờ vào những chuyện nhặt nhạnh, thu góp dạng này…
Theo dõi những năm trước,
Thụy biên khá nhiều bài, đó hầu hết là những mẩu chuyện có tính xuyên tạc, gợi
ra một điều gì đó không phải sự thực về 30/4/1975 và những câu chuyện trước đó.
Thụy cũng tự biên những mẩu chuyện dạng tầm thức để khơi gợi, làm biến dạng niềm
tin… Thế nhưng, năm nay mọi thứ chỉ có thế và cũng chỉ dừng lại có chừng đó… Sự
nghèo nàn về mặt nội dung, sự thuần dụng về mặt văn phạm khiến văn của Thụy trở
nên đơ cứng, thiếu sức sống…Đấy cũng là những dấu hiệu cho thấy, những kẻ như
Thụy, giống Thụy sau tất cả đã cạn kiệt tâm thức lần nguồn lực để chống phá. Và
với đà này thì đến 30/4 sang năm Thụy cũng sẽ chỉ biết nhìn, ngắm mà không viết
nổi một tút tương tự.
PHƯƠNG
NAM