Đó là điều dễ dàng nhận
ra khi mới đây các chính trị gia Châu Âu lên tiếng phản đối phiên toà Đồng Tâm
thông qua bức thư gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Nói về điều này, RFA
cho biết thêm: “Bức thư với chữ ký của
hơn 100 chính trị gia và đại diện tổ chức, trong đó có vài chục Nghị viện Dân
biểu Châu Âu, nhằm lên tiếng với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về phiên
xét xử 29 người dân Đồng Tâm vào tuần qua được trao đến Lãnh sự quán Việt Nam tại
Geneva.
“Với
số người ở Geneva đã ký vào bức thư này, chúng tôi có trách nhiệm đối với họ và
chúng tôi phải đảm bảo rằng lá thư này sẽ được chuyển đến lãnh sự quán một cách
đúng đắn. Việc chỉ gửi thư qua email hoặc bưu điện là không đủ. Chúng tôi muốn
đảm bảo rằng bức thư này được trao đúng cách.”
Đó
là trình bày của ông Sébastine Desfayes, Dân biểu Nghị viện Geneva của Quốc Hội
Thụy Sĩ và cũng là tân Chủ tịch của Cosunam, một tổ chức Thụy Sĩ về nhân quyền
và dân chủ tại Việt Nam với Đài Á Châu Tự Do hôm ngày 30 tháng 10 vừa qua. Trước
đó, vào thứ Ba, ngày 27 tháng 10, ông và hai người khác, là ông Jean
Marc-Comte, cựu Thị trưởng Quận Grand Saconnex, nơi đặt lãnh sự quán Việt Nam,
và bà Pascale Wavre, góa phụ của cựu Chủ tịch Cosunam, đã được cử đến tận sứ
quán Việt Nam tại Geneva để trao lá thư”.
Dân biểu Nghị Viện Geneva Sébastien
Desfayes và ông Jean-Marc Comte, Phó Chủ Tịch, Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam trước
khi bước vào Lãnh sự quán Việt Nam tại Geneva, Thụy Sĩ, hôm 27.10.2020 để gửi bức
thư tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Nguồn: RFA)
Điều dễ nhận thấy, đây
là lá thư có số lượng đông đảo các cá nhân đồng đứng tên. Và trong một số trường
hợp, sức nặng của vấn đề được nêu lên sẽ được gia tăng lên trông thấy nhờ điều
này!
Tuy nhiên, sau những
giây phút bị choán ngợp bởi sự đồ sộ của lá thư phản đối, chúng ta sẽ dễ dàng
nhận ra rằng, dù đến sau, dù có đông người đứng tên, tham gia nhưng nó vẫn
không thể thoát khỏi những cái bóng, những lá thư, kiến nghị phản đối trước đó.
Theo đó, lá thư vẫn chỉ
là những lời nói suông, thiếu căn cứ và không có lấy một ví dụ để chứng minh những
luận điểm nói ra.
Và không hiểu có phải
vì lí do này không nhưng khi phản ánh vấn đề này, RFA đã phải lấy thêm một số ý
kiến của một số cá nhân bên ngoài để không nhằm ngoài mục đích tăng sức nặng, yếu
tố sát thực cho điều được nói đến như ý kiến của Ls Đặng Đình Mạnh- người trực
tiếp bào chữa cho các bị cáo tại phiên sơ thẩm vừa qua. Rồi đến Ls Nguyễn Văn
Đài, một kẻ đang lưu vong, sống chiu, sống lủi tại Đức cũng được kêu vào để làm
xôm tụ có ý kiến trong nước lẫn ngoài nước.
Thế nhưng “chiếc áo
không làm nên thầy tu”. Những ý kiến đó, kiểu như “Tôi nghĩ rằng trong sinh hoạt pháp đình hiện nay của Việt Nam, mặc dù
luật quy định rằng tòa án xét xử độc lập, chỉ tuân theo luật pháp, nhưng theo dõi
và đồng thời là một phần trong quá trình xét xử tại Việt Nam, chúng tôi hiểu rằng
những người giữ cương vị chính trị ví dụ như Thủ tướng, hoặc thậm chí là Chủ tịch
nước, hoặc Tổng bí thư, v.v., đều có những tiếng nói trọng lượng nhất định đối
với những vụ án. Nếu như có sự tác động của cộng đồng quốc tế đối với những người
này, tôi nghĩ cũng sẽ giúp có sự thay đổi về phương hướng xét xử một vụ án, cụ
thể trong trường hợp này chúng ta đang nói đến vụ án Đồng Tâm” (Ls Đặng Đình Mạnh),
dù đúng là ở trong nước, song cái điều cần nhất để chứng minh cho vấn đề vẫn
không được thoả mãn.
Và những người theo dõi
nhanh chóng nhận ra rằng, dù cố gắng phụ hoạ với đám dân biểu có tên trong lá
thư trên song RFA vẫn đã thất bại với điều mình đã làm!
Câu chuyện vì thế đã
cho thấy rõ hơn một điều: Khi không đứng trên nền tảng của sự thật để nói thì
dù cố thêm vào những điều viển vông vẫn sẽ khó lòng đổi trắng thay đen, biến tấu
vấn đề theo ý thích, mưu đồ của chính mình! Lẽ vì thế nên chăng đã đến lúc học
cách chấp nhận với những bản án đã tuyên; Nếu có hoặc vì họ (những bị cáo Đồng
Tâm) thì cũng chỉ là mong muốn họ cải tạo tốt để sớm hoàn lương, tái hoà nhập cộng
đồng – sau tất cả!
PHƯƠNG
NAM