Khi nói về vụ Lộc Hưng,
để khẳng định sự đúng đắn, rằng đó là đất của mình - bà con Lộc Hưng đã trưng
ra một tờ giấy có chữ ký của một sỹ quan ngụy quân cấp bậc đại úy ký. Và đó được
mặc định là giấy tờ có giá trị cao hơn, bất chấp chính quyền tại đây đã cung cấp
những văn bản về việc giao đất hay quy hoạch đất đai, trong đó có văn bản từ
năm 1991, Bộ tài nguyên & môi trường, UBND TP Hồ Chí Minh đã giao khu đất
cho Bưu điện Tp Hồ Chí Minh quản lý và sử
dụng.
Sự việc vì thế vẫn nhì
nhằng dù cái lí vẫn thuộc về giới chức Tp Hồ Chí Minh.
Nhà
thờ giáo xứ Lộc Hưng - chứng nhân của đất vườn rau Lộc Hưng (Nguồn: FB)
Mới đây sự việc lại có
cơ may rõ ràng và mạch lạc hơn khi trong nhiều giấy tờ còn giữ lại đã thể hiện
rằng: Đúng là dân Lộc Hưng đã canh tác rất lâu trên khu đất mới bị cưỡng chế mới
đây. Song khu đất là sản phẩm của việc có đơn mượn đất của linh mục quản xứ Lộc
Hưng từ năm 1955.
Cụ thể, theo trang Người
Công Giáo: “Theo một tư liệu cũ để lại và
đây cũng là nội dung được nhiều bà con Lộc Hưng nói ra. Rằng năm 1955 cha chánh
xứ Lộc Hưng khi đó là Đinh Công Trình đã đứng ra mượn đất của chính quyền cũ
cho dân Lộc Hưng canh tác và sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Khu đất này trước
năm 1955 là khu đất trống dưới các ăng ten thu phát sóng do Nha Giám đốc viễn
thông quốc ngoại VNCH quản lý”.
Trang này cũng phân
tích thêm: “Dẫn ra tư liệu trên để thấy rằng, đúng là dân Lộc Hưng đã canh tác
trên khu đất từ năm 1955 trước thời điểm chính quyền cách mạng sau này trưng
thu và bàn giao lại cho Trung tâm Viễn thông 3 quản lý, sử dụng vào năm 1975.
Song đó là khu đất mà cha chánh xứ của họ đứng ra mượn. Và họ chẳng qua cũng chỉ
là người đứng ra canh tác trên chính mảnh đất KHÔNG PHẢI CỦA MÌNH. Và họ đã mượn
đất từ năm 1955. Do đó về tính chính danh thì khu đất hiện nay không thuộc sở hữu
hợp pháp của họ dưới thời chế độ nào đi nữa!” và “Khu đất nói trên khi đó đã được
dân Lộc Hưng canh tác nhưng như đã nói ở trên, nó là đất thuộc sở hữu của Nha
Giám đốc viễn thông quốc ngoại VNCH quản lý. Do đó không thể nằm ngoại lệ và bị
trưng thu là tất yếu. Vậy nên, đừng quá băn khoăn về những điều đang xảy ra,
chính quyền Tp Hồ Chí Minh họ hoàn toàn đã có những cái lí, bằng cớ trước khi
tính đến chuyện cưỡng chế...”.
Như vậy, dân Lộc Hưng
ngay từ đầu và cho đến mãi sau này không phải là chủ nhân của khu đất đã được
cưỡng chế. Họ được hưởng lợi sau khi Linh mục chánh xứ Lộc Hưng mượn lại của
chính quyền ngụy quyền từ năm 1955.
Và với một quá khứ lâu
đến như thế, nhiều người đã nghĩ rằng nó sẽ bị khỏa lấp. Chính quyền sẽ phải bó
tay trước những chứng cứ dân Lộc Hưng đưa ra; Đám chức sắc cực đoan DCCT đã cả
tin và không ngại ngần để kích động, làm lớn chuyện. Nhưng họ đã quên mất rằng,
chính quyền bất cứ ở đâu họ sẽ không mạo hiểm để làm mất lòng dân. Họ làm mạnh
chỉ khi nó nắm trong tay những điều quan trọng, những chứng cứ vượt trội hơn và
khi chân lý thuộc về họ.
Hi vọng những cứ liệu
cũ được cung cấp sẽ làm yên lòng những ai đang băn khoăn, và chấp nhận dừng lại
để những điều không hay xảy đến.
TRƯỜNG
GIANG