Rất đông kẻ đã lên đồng sau khi hay biết TNS
John McCain ra đi ở tuổi 81. Rất nhiều chuyện được viết ra và mục đích không
ngoài việc đối lập cố TNS này với nhà nước VN.
Trong đó câu chuyện được nhắc nhiều nhất không
ngoài việc ông này lúc sinh thời đã rất đỗi quan tâm đến phong trào dân chủ. Và
cũng thật dễ hiểu khi tại sao về chủ để này thì chỉ có đám dân chủ quan tâm mà
không có bất cứ chủ thể nào khác. Xin dẫn về đây những ý kiến như thế.
- Nguyễn Đình Hà: "Cuộc gặp diễn ra
trong không khí thân mật, cởi mở và chúng tôi nói chuyện với nhau như những
người bạn và dường như không có khoảng cách nào.
Chúng tôi có thể trao đổi thẳn thắn với nhau về
những gì chúng tôi quan tâm ở Việt Nam, chúng tôi thấy rằng ông ấy là người rất
chú ý lắng nghe về những điều mọi người nói và rất quan tâm tới những vấn đề
đang tồn tại ở VN.
Đặc biệt vấn đề liên quan đến tình hình Biển
Đông và nhân quyền ở Việt Nam thì ông rất quan tâm. Khi nghe vấn đề nhân quyền
ở Việt Nam thì ông thể hiện sự xúc động, đồng cảm với những gì người dân Việt
đang phải trải qua.”
- Luật sư Lê Quốc Quân: "John Mccain là
một người bạn của Việt Nam và là ân nhân của tôi nên tôi phải đi gặp với tư
cách là một người bạn”.
- Vũ Quốc Ngữ: “Tôi cũng đề đạt với ông
John McCain là ông về truyền đạt ý kiến tới Quốc hội Mỹ là Việt Nam cần tôn
trọng chính luật pháp của mình và những cam kết về nhân quyền đối với quốc
tế”.
Luật sư Lê Công Định viết trên Facebook cá nhân:
“Thượng nghị sĩ John McCain dù ở vị trí quân nhân hay chính khách luôn chứng
tỏ đẳng cấp vượt trội của mình so với đối thủ đã giam cầm ngài ở Hỏa Lò, bởi
tầm vóc văn minh và văn hóa mà ngài thụ hưởng và thừa hưởng.
Cuộc đời và cống hiến của ngài là bài ca đẹp về
danh vị Con Người. Người Mỹ và người Việt sẽ mãi còn nhắc đến ngài, thưa Thượng
nghị sĩ McCain!
Với tất cả lòng tôn kính, xin nghiêng mình tiễn
biệt ngài!”.
RFA trong một bài viết về chủ đề này, ngay trong
mục "Dư luận Việt Nam trước cái chết của TNS John McCain" cũng
chỉ lấy mỗi ý kiến của Ls Lê Công Định, Osin Huy Đức để đại diện chứ không hề
có bất cứ tiếng nói nào từ nhà nước hoặc những người có quan điểm trung
lập.
Bài trên báo Nghệ An ca ngợi TNS John McCain
(Nguồn: Internet).
Hay nói cách khác, họ đang cố tình bỏ rơi sự lên
tiếng của báo chí nhà nước và các chủ thể khác. Đó không chỉ là những bài báo
kiểu như “Thượng nghị sĩ McCain với các mốc thời gian và phát biểu đáng
nhớ” (báo Thanh niên), “Thượng nghị sĩ John McCain và định mệnh mang tên Việt
Nam” (báo Lao động)... mà ông John McCain còn được ghi nhận dưới
nhiều khía cạnh khác. Bài "John McCain - người góp công bình thường hóa
quan hệ Việt-Mỹ" của Phạm Huân (VOV-Washington) được báo Nghệ An đăng lại
tại chuyên mục "Xây dựng đảng" cho thấy phần nào điều đó.
Thế mới biết, yêu mến ông John McCain đâu
chỉ có phường dân chủ và nhà nước, báo chí lề đảng VN đâu chỉ vì điều đó mà bỏ
qua những đóng góp lớn lao của cố Thượng nghị sỹ này đối với VN và mối quan hệ
giữa Mỹ - VN. Vậy nên yêu mến và ngợi ca ông John McCain là quyền của
các bạn. Nhưng hãy đừng giữ ông ấy của riêng mình để rồi lên án người khác. Ông
ấy có sức cổ vũ và khiến các bạn dấn thân nhưng không có nghĩa ông ấy bị yêu
ghét vì lí do đó.
Và xin thưa, đó cũng là lí do nói lên tại sao dù
ra mặt gặp số bất đồng chính kiến tại VN và số luật sư dân chủ như Phạm
Đoan Trang, luật gia Nguyễn Đình Hà, ông Nguyễn Chí Tuyến và luật sư Trần Thu
Nam ít nhất 2 lần; lần cuối cùng là hồi tháng 5/2015, trong chuyến thăm 2
ngày đến Hà Nội nhưng điều đó không ngăn cản các nhà lãnh đạo đảng cộng sản và
nhà nước VN tiếp đón ông này với thái độ trọng thị. Bằng chứng là khi đó, 4 nhà
lãnh đạo đảng cộng sản gồm TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng, bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Công an Trần Đại
Quang đã tiếp đón thân mật.
TRƯỜNG GIANG