PHƯƠNG
NAM
Theo
thông tin mới đây từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho hay: Tính đến
6h sáng 19-10, trên địa bàn thành phố đã có 1.872 người về từ các tỉnh miền
Nam. Các trường hợp đi về đã được lấy mẫu xét nghiệm, qua đó phát hiện 22 trường
hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Những
kết quả nói trên cho thấy nguy cơ nguồn bệnh từ người về Hà Nội từ các tỉnh
phía Nam là hết sức lớn, nhất là từ dòng người về quê không tuân thủ cách ly,
phòng dịch theo quy định của Bộ Y tế và chính quyền địa phương.
Triển
khai việc kiểm tra thân nhiệt của hành khách về từ các tỉnh phía Nam tại sân
bay Nội Bài (Nguồn: Fb)
Nhận
thức rất rõ điều đó, nên ngay từ thời điểm đồng ý mở lại đường bay nội địa
trong nước từ Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thành phố Hà Nội đã huy động sự
vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương trong triển
khai các biện pháp cách ly; tuyên truyền, nêu cao ý thức tự giác của mỗi người
dân gắn với việc xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm. Đây cũng được xem
là 3 trụ cột, nhiệm vụ chính được Thành phố Hà Nội, ngành Y tế địa phương này triển
khai với nguyên tắc “Giám sát chặt, xử phạt nghiêm...”.
Và
trên thực tế để đảm bảo công tác phòng chống dịch, Hà Nội đã triển khai cùng
lúc nhiều biện pháp như tổ chức xét nghiệm trên quy mô lớn người về từ vùng dịch
từ ngày đầu tiên; căn cứ tình hình thực tế tổ chức cách ly tập trung hoặc cách
ly tại nhà đối với người trở về từ các địa phương có dịch và huy động tối đa sự
tham gia, vào cuộc giám sát của tổ Covid-19 cộng đồng.
Thành
phố Hà Nội cũng yêu cầu “người dân đi về
phải ký cam kết tuân thủ nghiêm theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú (trong
vòng 7 ngày), khai báo y tế, chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi
cư trú, lưu trú để được xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7 và hướng
dẫn công tác phòng, chống dịch theo quy định. Đối với trường hợp có dấu hiệu bất
thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... phải
thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và tư vấn kịp thời” (theo báo
Hà Nội mới).
Ngoài
ra, xuất phát từ thực tế việc cung cấp danh sách những trường hợp trở về bằng
đường hàng không tương đối đầy đủ, nhưng với đường bộ và đường sắt thì việc
cung cấp danh sách này còn nhiều khó khăn nên Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo, Sở
Giao thông Vận tải Hà Nội cần yêu cầu các nhà xe, hãng xe, Tổng công ty Đường sắt
thực hiện nghiêm việc thông báo danh sách những người trở về Hà Nội từ các địa
phương có dịch; phục vụ công tác cách ly, giám sát và kiểm soát.
Bên
canh đó, việc xử lý các trường hợp vi phạm cũng được thực hiện một cách rốt
ráo, khẩn trương. Theo đó, ngoài việc xử lý nghiêm khi phát hiện trường hợp vi
phạm thì nếu địa phương nào để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng thì người đứng đầu
UBND xã, phường, thị trấn nơi đó phải chịu trách nhiệm.
Với
những biện pháp đồng bộ, quyết liệt đang triển khai có thể thấy rất rõ quyết
tâm của Hà Nội trong việc duy trì, giữ vững thành quả chống dịch trong đợt vừa
qua. Ở đó, không có chỗ cho bất cứ sự chủ quan, lơ là nào, bởi kinh nghiệm những
gì đã qua cho thấy: chỉ cần một sơ suất nhỏ thôi, Hà Nội sẽ phải trả những cái
giá thực sự đắt đỏ. Việc khởi động, lên dây cót cho toàn hệ thống chống dịch để
đảm bảo không để dịch lây lan trong cộng đồng đang trở thành mệnh lệnh; là yêu
cầu bắt buộc để tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thực hiện và hoàn thành các
chỉ tiêu kinh tế, xã hội trong năm 2021. Điều đó cũng hết sức cần thiết cho cả
nước lúc này, khi mà dịch bệnh còn diễn biến phức tạp tại một số địa phương, nhất
là các tỉnh phía Nam.
Hà
Nội đã từng đứng trước những cơn bạo bệnh có tính bước ngoặt. Và điều đáng mừng
là sau tất cả, Hà Nội không những đã cho thấy được sự vững vàng, bài bản trong
phòng chống dịch mà còn là một điểm sáng trong bối cảnh cả nước đang bước sang
thời kỳ “bình thường mới” như hiện nay.
Mong
rằng, Hà Nội sẽ tiếp tục “chân cứng đá mềm” để cả nước yên tâm chống dịch…