Ảnh: Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) của Mỹ tiếp tục đưa ra những cáo buộc phiến diện về tự do tôn giáo ở Việt Nam (nguồn Internet)
Từ nhiều năm qua, một số tổ chức trên thế giới trong đó có Uỷ ban Tự do Tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) vẫn luôn có cái nhìn sai lệch và giữ định kiến xấu về tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam. Mới đây, cơ quan này lại có hành động tổn hại đến uy tín và danh dự của chính nó khi tiếp tục đưa ra nhận định rằng vi phạm tự do tôn giáo vẫn tiếp diễn ở Việt Nam. Trong một báo cáo ngày 7/2/2022, USCIRF tiếp tục đưa thông tin phiến diện về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam năm 2021, thậm chí còn thúc giục chính quyền của Tổng thống Joe Biden đưa Việt Nam trở lại danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt” về tự do tôn giáo.
Hành vi trên của USCIRF tiếp tục cho thấy sự thiếu khách quan và chính xác và công bằng của nó trong các bản báo cáo. Dựa trên những “chứng cứ” được cung cấp và thu thập từ một phía, phần nhiều là do số đối tượng chống phá cung cấp, USCIRF vẫn mắc lại các sai lầm của mình làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước, uy tín của Việt Nam trên trường qốc tế. Thực tế những năm qua, với chính sách mở cửa, cộng đồng quốc tế có nhiều điều kiện khi tiếp cận với tình hình của Việt Nam. Vậy nên, khi đưa ra đánh giá thiếu khách quan trên, chính USCIRF đang tự hạ thấp uy tín của mình đối với cộng đồng quốc tế.
Thực tế, chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Những điều này đều được quy định rõ ràng trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế. Hiện nay, ước tính 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có trên 25 triệu tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau (chiếm khoảng 27% dân số, riêng Công giáo có trên 7 triệu tín đồ, Tin Lành có trên 1 triệu tín đồ). Nhà nước Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo tiến hành giao lưu, hợp tác quốc tế. Thực tiễn đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hết sức phong phú và sinh động. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.
Chính USCIRF và cái gọi là nhiều nhóm tôn giáo độc lập ở Việt Nam là những đối tượng đe dọa cho sự tự do, bình đẳng và an toàn của người dân Việt Nam. Bản chất của “nhóm tôn giáo độc lập” mà USCIRF nhắc đến là những nhóm “tôn giáo lạ”, “tà giáo”, hay “tà đạo” được lập ra với mục đích lừa đảo, chống lại người dân. Chúng cần phải bị tố cáo và xóa bỏ. Thậm chí nhiều “tà giáo” còn có những hành vi đe dọa đến tính mạng, tài sản, sức khỏe của những “tín đồ” khi họ bị lừa phỉnh, “đầu độc”. Vậy nên, cách để bảo vệ an toàn, tự do, sống và hạnh phúc… là chặn đứng những “tà giáo” đó phát triển. Điều này là cần thiết với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chủng tộc, màu da. Chẳng hạn như Giáo phái Buda-Zorba ở Mỹ, giáo phái tình dục ở Anh…
Thực tế, rất nhiều lần Việt Nam tuyên bố sẵn sàng trao đổi với các nước, tổ chưc quốc tế về dân tộc, tôn giáo trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ đối tác… Vậy đó, thiết nghĩ, để đảm bảo uy tín của mình, USCIRF cần có cái nhìn khách quan và trung thực hơn đối với Việt Nam.
Thiên Bình