Xuất phát dịch Viêm phổi do Covid19 đang bùng phát, lan nhanh về ca nhiễm
mới và tử vong lớn khắp Châu Ây nên mới đây, Chính phủ Việt Nam đã ra
thông báo đình chỉ việc xuất nhập cảnh đối với các quốc gia Âu Châu thuộc vùng
Schengen và Anh Quốc, như một số quốc gia đang thực hiện nhằm giới hạn việc lây
nhiễm của đại dịch Covid19. Quyết định này có hiệu lực trong 30 ngày và bắt đầu
từ 12 giờ ngày 15/3/2020. Mặc dù áp dụng lệnh định chỉ xuất nhập cảnh với khu vực
này nhưng để các hoạt động ngoại giao khác không bị ảnh hưởng nên nhà nước VN vẫn
đưa vào một số trường hợp ngoại lệ dành cho nhân viên ngoại giao hoặc làm công
vụ.
Việc phòng dịch đang được Việt Nam áp
dụng tối đa những việc cần làm (Nguồn: FB)
Đối với các đối tượng
khác như các chuyên gia, người có tay nghề cao hoặc quản lý doanh nghiệp cũng sẽ
được hưởng trường hợp ngoại lệ này, song phải qua kiểm tra y tế và áp dụng các
biện pháp phòng chống dịch phù hợp tại doanh nghiệp, cơ sở lưu trú theo đúng
quy định.
Ngoài ra còn có một số
khuyến cáo khá.
Tuy nhiên, chỉ ít giờ sau
khi thông báo trên có hiệu lực, được phát đi, đã có một số cá nhân, trang tin
trên mạng xã hội băn khoăn tại sao, VN chỉ áp dụng việc tạm định chỉ đối với
các nước Châu Âu, trong khi TQ lại không… Mặc dù: “thật ra số người Âu Châu đến Việt Nam chưa bằng một góc nhỏ so với du
khách Trung Quốc vốn lúc nào cũng tràn ngập những địa điểm du lịch như Nha
Trang, Đà Nẵng, Hà Nội, Sài Gòn ... Thế nhưng ai cũng ngạc nhiên và tự hỏi vì
sao cửa biên giới Việt – Hoa vẫn mở rộng suốt và chưa bao giờ du khách TQ bị
ngăn cấm như đối với Âu Châu bây giờ, khi số người chết và nhiễm ở các thành phố
ở TQ lên đến cao điểm – chưa kể những con số mà Bắc Kinh cố tình giấu thế giới
mãi đến tận bây giờ mà chẳng mấy người tin vào con số họ cung cấp" (Theo
Trang Thanh niên Công giáo).
Điều
đáng nói, là những điều này nhanh chóng bị nhận diện và có những lí giải hết sức
đa chiều, rõ ràng và tương đối thuyết phục.
Theo đó, lí do chính đến
thời điểm hiện tại và thậm chí trong thời điểm đại dịch này hoành hành tại TQ
khiến có nhiều ca nhiễm mới và số người tử vong liên tục gia tăng, chúng ta vẫn
không áp dụng việc cấm cửa biên giới. Việc này bên cạnh do thông lệ ngoại giao
(nghĩa là để thực hiện điều này thì cần có những nguyên tắc nhất định) thì còn
vì, TQ đã có những chính sách hết sức chặt chẽ, quyết liệt trong việc phòng dịch.
Trong đó đáng kể nhất đó là việc TQ đã phong tỏa, áp dụng việc đi lại của công
dân trên phạm vi toàn cầu. Gần như người từ vùn dịch TQ có rất ít cơ hội được
ra bên ngoài (dù để trốn chạy dịch) vì đã bị phong tỏa, đóng cửa hoàn toàn. Và
trong bối cảnh đó, việc đóng cửa biên giới với TQ xem chừng cần nhưng không phải
nhất thiết thực hiện, trong khi chúng ta vẫn phải giao thương với họ…
Đó là chưa nói, theo tin
từ nhiều nguồn, sau khi ổn định việc khống chế dịch từ trong nước, mới đây đội
ngũ y bác sỹ chống dịch cùng trang thiết bị chuyên dụng cho chống dịch covid19
đã đến nước này để thực hiện việc giúp Ý chống dịch trong bối cảnh đại dịch
đang lan mạnh và số người chết không ngừng gia tăng tại quốc gia Châu Âu này.
Và nay, khi mà đại dịch
đã được kiểm soát tại TQ thì chẳng có lí do gì chúng ta lại áp dụng việc đình
chỉ đi lại giữa biên giới hai nước. Trong khi chúng ta (VN) có hẳn một tá lí do
để nối lại quan hệ kinh tế thương mại với TQ khi mà những cuộc giải cứu một số
mặt hàng nông sản chỉ là giải pháp tình thế; việc đại dịch đang tiếp tục lây
lan, có dấu hiệu gia tăng đặt ra cho chúng ta cần một nguồn lực đủ mạnh để
không bị động, thiếu hụt vào những thời điểm đỉnh dịch…
Nói như vậy để thấy rằng,
theo nguyên tắc cơ bản trong bối cảnh đại dịch đang lây lãn thì việc hạn chế đi
lại là hết sức cần thiết; nó giúp giảm thiểu tối đa và an toàn cho đất nước,
công dân. Song, cần nhớ và cần biết, chống dịch nhưng chúng ta cần sống để chống
dịch; khi đó việc chống dịch mới thực sự hiệu quả, ý nghĩa. Quên mất điều đó, đồng
nghĩa chúng ta đang tự đánh mất mình bởi điều đó còn quan trọng hơn việc đại dịch
lây lan… và chỉ như thế chúng ta mới ứng phó một cách bề vững với đại dịch và
những nguy cơ tương tự!
TRƯỜNG
GIANG