Cũng là chuyện đầu năm nhưng không thể không nói.
Theo phản ánh của Fb Nguyễn Lương Thành: “Chúng nó lấy hình
ảnh này rồi bảo làm cột điện mà thay thép bằng tre, bằng nứa, rồi đi xuyến qua
nào là mấy ông lãnh đạo bớt xén, rút ruột công trình này nọ, làm khổ người dân.
Một stt làm biến dạng
sự thật bị nhận diện (Nguồn: FB).
Tôi không phủ nhận vẫn có những con sâu làm rầu nồi canh,
nhưng phải dẫn chứng cho có lý một chút. Đằng này lôi cái hình ảnh này mà bảo
làm cột điện bằng cốt tre thì đến tôi cũng chỉ còn biết thốt lên rằng: Các
thánh ăn gì để em cúng.
Tôi không phải là dân xây dựng gì cả nhưng ít ra tôi thừa
hiểu đây là một công đoạn để dựng lên cột điện, nghĩa là người công nhân đang
làm cái chân hay gọi là cái đế trụ để sau đó lắp cái cột điện được người làm
sẵn vào. Người ta làm cái này để giữ chắc cái cột điện đấy thưa mấy thánh.
Hiểu đơn giản như xây nhà thì người ta gọi là cốt pha đấy.
Ở đây người ta sử dụng tre, nứa rồi bọc cái loại ni lông hoặc các tấm bạt xung
quanh để tạo khuôn, tạo lỗ, sau khi đổ bê tông xung quanh đó, chờ bê tông khô
thì người ta bóc, gỡ, lấy những cây tre, nứa đó ra và lúc đó sẽ tạo thành cái
lỗ tròn để đặt cột điện làm sẵn vào đó. Người ta sử dụng tre, nứa mà không sử
dụng các vật liệu khác là để không tốn chi phí, tiện lợi mà lại không giảm chất
lượng công trình.
Còn cái cột điện thì người ta phải làm sẵn, người ta dùng
thép để buộc thành lồng theo thiết kế chủng loại, sau đó người ta lắp lồng thép
vào khuôn và đổ bê tông, tiếp theo người căng kéo thép và quay ly tâm tạo hình
cột điện.
Khi đó sẽ có thành phẩm cột điện. Chứ tôi đố ai mà làm như hình ảnh đó mà ra được cái cột điện cao vút đó đấy???”.
Khi đó sẽ có thành phẩm cột điện. Chứ tôi đố ai mà làm như hình ảnh đó mà ra được cái cột điện cao vút đó đấy???”.
Chuyện không hề mới nếu không nói là quá quen thuộc. Nhưng
có vẻ như những người chủ trương tung ra điều này đã bất chấp tất cả để dựng
chuyện. Về tính mục đích, động cơ trong chuyện này thì xem ra đã quá rõ. Nó
nhằm đả phá tới những người làm ra nó và chủ trương thực hiện điều đó. Hay nói
cụ thể hơn là nhà nước, là những con sâu mọt trong hệ thống nhà nước đang đục
khoét ngân sách quốc gia. Đó là điều
tích cực nếu như đó là sự thật và nó nhằm mục đích cảnh báo, để khiến những kẻ
làm sai phải chịu hậu quả và trả giá cho hành động, hành vi của chính mình. Đó
là chuyện của nhân quả, của “gieo nhân nào thì gặt quả nấy”.
Nhưng nó sẽ là câu chuyện khác nếu như đó là chuyện dựng để
thực hiện một điều bậy bạ, một động cơ cá nhân tầm thường, vụ lợi nào đó.
Công cuộc chống tham nhũng mà chúng ta hay nghe đến những
cụm từ như “đả hổ diệt ruồi” đã, đãng đạt được những kết quả đáng ghi nhận nếu
không nói là đột phá. Chính điều đó khiến Đảng cộng sản và nhà nước hiện tại đã
ít nhiều lấy lại lòng tin của người dân. Hàng loạt đại án tham nhũng đã được
đưa ra ánh sáng và những kẻ làm sai đã chịu những bản án đích đáng trước dư
luận, nhà nước và người dân. Chính báo chí phương tây cũng lấy làm bất ngờ và
dành những lời khen ngợi thực sự cho dàn lãnh đạo đương đại.
Tin chắc rằng, trong một bối cảnh như thế thì những chuyện
được phản ánh như trên sẽ chẳng thể làm nên trò trống gì nếu không nói là vô
dụng. Nhưng xin thưa, tuyên ngôn của nhà tâm lý chiến người Mỹ về chiến tranh
Việt Nam Gơ ben dù chưa được hiện thực nhưng nó không hề sai. Rằng cái gì tuyên
truyền một lần chưa thành công, chưa được tin tưởng thì khi tuyên truyền 1 trăm
lần, 1 ngàn lần thì nó sẽ là chuyện khác, đủ sức đả phá những bộ óc kiến định
nhất.
Đó là chân lý về mặt phương tiện nhưng nó sẽ làm lệch chuẩn
sự thật, khiến cho mặt khách quan của vấn đề bị rơi vào quên lãng. Cho nên,
thật may những câu chuyện như trên vừa đưa ra đã bị nhận diện và tẩy chay.
TRÙNG
DƯƠNG