Cư dân mạng đang chuyền
tay nhau câu chuyện về nội dung câu chuyện giữa Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh,
nguyên Giám mục Giáo phận Kon Tum với cán bộ Công an trong 1 lần ông này ra nước
ngoài.
Trong câu chuyện được nói
đến, trước chuyến đi để nhắc nhở vị Giám mục này không nên chụp ảnh chung với
đám cờ sọc vàng (của Việt Nam Cộng hoà), viên Công an đã đề nghị: “Ông đi nước
ngoài nhớ đừng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ”. Thế nhưng cái mà vị Giám mục
hưu trí này đáp trả lại thì không hề dễ chịu tí nào: “Ngài đáp ngay: “Vậy tôi trả hộ chiếu lại cho các ông, tôi không đi nữa”.
Họ
ngạc nhiên hỏi ngài: “Sao vậy?”
Ngài
cười: “Chứ nếu đi nước ngoài mà toi đời thì đi làm gì?”.
Câu chuyện được trích từ bài
viết "Chuyện kể của một Đức Giám Mục" của tác giả Lê Quang Vinh.
Đọc kỹ đoạn đối thoại và
những chuyện bên lề được kể ra thì có thể thấy: Ngoài thái độ thách thức hết sức
rõ nét thì những điều được Giám mục này nói đến không khác gì chính ông ta là
phường thảo khấu. Ông ta đưa lí luận ra để biện bạch, bảo vệ nền quan điểm của
mình, nhưng chán ngán thay khi tất thảy đó chỉ là lí sự cùn, nó không đi đâu đến
đâu, cho thấy rất rõ tâm thế của một kẻ chống đối đã ăn sâu vào bản chất.
Giám mục Hoàng Đức Oanh (Nguồn: FB)
Theo đó, nhặt ra những điều
như: “Này nhé, tôi vào nhà ông, thấy ông
để tượng Hồ chí Minh với lá cờ đỏ, tôi có bảo ông đem đặt chỗ khác không?”, rồi “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm
nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh
đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi.
Vậy
tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế?”
“Còn
nữa, hàng năm chúng ta đón bao nhiêu Việt kiều, nhận bao nhiêu tiền họ gửi về,
sao lại phải lúc nào cũng căm ghét cờ của họ?”. Và không quên đưa cái hoàn cảnh
của bản thân vào đề biện hộ: “Ngài nói thêm, như lời tâm sự, nghe rất xúc động:
“Năm 1954 gia đình tôi di cư vào Nam. Gia đình tôi sống được và tôi lớn lên, ăn
học là dưới lá cờ vàng. Nếu các ông di cư năm ấy thì các ông cũng thế thôi” để
biện bạch cho mình. Song dường như tất thảy những điều vị Giám mục này nói ra
hoặc chỉ là giọng lưỡi của những kẻ thảo khấu, thiếu lí luận sắc bén mà thừa
thãi sự chày cối, bao biện. Hoặc chỉ nói để trẻ con nghe bởi chúng sẽ không có
đủ kiến thức, trải nghiệm để phản biện lại.
Ông ta nhắc nhiều đến việc tôn trọng “chủ nhà” nơi đến
nhưng lại quên mất, để làm hài lòng “khách” hoặc giữ thể diện cho khách thì “chủ
nhà” cũng cần có những động thái đúng mực. Thế mới là tôn trọng lẫn nhau.
Và người ta cũng hết sức
bất ngờ khi làm đến cương vị của một Giám mục, đứng đầu một Giáo phận mà Giám mục
Hoàng Đức Oanh lại có thể nói ra những câu hỏi đến ngớ ngẩn thế này: “Một ngàn
năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây
lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp,
Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm
ghét đến thế?” trong khi chuyện yêu – ghét trong xã hội hiện đại không có chỗ để
tồn tại công khai, nhất là trong quan hệ ngoại giao. Chúng ta căm hờn những kẻ
xâm lược, đô hộ chúng ta nhưng trong 1 thế giới mà nếu như chúng ta giữ nguyên
mặc cảm, kỳ thị, xa lánh thì sẽ gây thiệt thòi cho chính chúng ta. Vì vậy,
chúng ta ghét họ nhưng vẫn phải chơi với họ (lãnh đạo nhà nước), vẫn phải chào
cờ họ, đó đơn giản là nghi thức ngoại giao, là điều mà bất cứ quốc gia nào
trong thế giới hiện đại, vì đại cục chung.
Còn về việc nói rằng: “Còn nữa,
hàng năm chúng ta đón bao nhiêu Việt kiều, nhận bao nhiêu tiền họ gửi về, sao lại
phải lúc nào cũng căm ghét cờ của họ?” thì xin thưa cần phải nhận thức lại. Bởi giữa chuyện ghét bỏ những
kẻ vẫn nuôi căm hận, duy trì chuyện cờ vàng để chống lại đất nước khác với những người đang cần mẫn
lao động để góp nhặt những đồng tiền để xây dựng gia đình, bản thân và góp phần
xây dựng đất nước. Cái cách nói rằng, chúng ta ghét bỏ những người mang tiền về
xây dựng đất nước chỉ là cách nói có tính quy chụp, đánh lận bản chất sự việc.
Vấn đề cuối cùng được đề
cập tới: “Năm 1954 gia đình tôi di cư vào
Nam. Gia đình tôi sống được và tôi lớn lên, ăn học là dưới lá cờ vàng. Nếu các
ông di cư năm ấy thì các ông cũng thế thôi” thì gần như đã nhổ toẹt vào những
điều ở trên. Bởi gần như ông đã thừa nhận chuyện yêu mến cờ vàng vì ông sinh
trưởng dưới chế độ đó chứ không phải vì chuyện khách – chủ hay những lí do vớ vẩn
khác…
PHƯƠNG
NAM