Mặc dù có những lời lẽ mạt sát, xúc phạm lực
lượng Công an sau giấy triệu tập lần 2 về hành vi xúc phạm Cờ Tổ Quốc khi
xịt sơn lên cờ Tổ quốc. Tuy nhiên, Huỳnh Thục Vy vẫn không quên kêu cứu
Đại sứ quán Hoa Kỳ, Đức, Canada và các tổ chức như Nhân quyền, Tổ chức ân
xá...với nội dung "Chính quyền Cộng sản đàn áp DÂN".
Huỳnh Thục Vy và giấy triệu tập làm việc từ Công
an (Nguồn: FB)
Đánh giá về điều này, không ít người nói rằng,
đó là minh chứng cho thực tế những kẻ như Huỳnh Thục Vy vẫn còn sợ hãi. Và để
tự bảo vệ mình, trấn an mình, ả đã phải đưa vấn đề ra một phạm vi lớn hơn là
quốc tế để nếu bị bắt còn có người can thiệp, bảo vệ và biết đâu sẽ được sang
bên các quốc gia dân chủ sinh sinh sống như Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ... mà
mới đây là trường hợp Việt Khang.
Đồng thời, câu chuyện của Huỳnh Thục Vy nói đến
ở trên cũng cho thấy rất rõ một thực tế đám dân chủ trong nước với những hành
vi chống đối rõ ràng đang dựa dẫm quá nhiều và với chúng câu thần chú "Tôi
là dân" đang được sử dụng một cách triệt để nhất. Đó cũng là lí do hễ có
chuyện, dù lớn, dù nhỏ, dù đơn giản hay nghiêm trọng thì chúng đều xướng lên
câu thần chú kiểu này. Chúng cũng nhân danh những điều thuộc về dân, thuộc về
quyền mà người dân để đòi hỏi, để chất vấn và cả để tố cáo. Tuy nhiên, có vẻ
như chúng đang có một sự ảo tưởng nhất định.
"Dân" - khái niệm mà chúng đang sử
dụng đó không chỉ có 'quyền mà còn có nghĩa vụ, trách nhiệm; "Dân"
không có nghĩa là đứng trên hay ngồi xổm trên pháp luật mà là chủ thể đông đảo
nhất thực thi pháp luật.
"Quan nhất thời dân vạn đại", công
danh, sự nghiệp dù to lớn, vĩ đại đến đâu thì khi kết thúc đi thì họ (người đó)
cũng sẽ quay lại làm dân. Dân khi đó sẽ bền vững. Song bền vững đó là bền vững
về thân phận và địa vị. Còn đối với những ai sai phạm thì sẽ bị xử lý. Riêng
đối với Huỳnh Thục Vy, nếu tiếp tục không chấp hành thì rất có thể sẽ buộc công
an áp dụng biện pháp cưỡng chế, khi đó mọi sự sẽ không đơn giản và chuyện buộc tội
khi đó sẽ có thật.
TRÙNG DƯƠNG