Sau Ân xá Quốc tế, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Séc là chủ thể lên tiếng thứ hai về chuyện Nguyễn Thuý Hạnh (sinh năm 1963, Hà Nội, người bị bắt theo tội danh được quy định tại điều 117 – BLHS năm 2015 ngày 07/4/2021). Và như đã đề cập trước đó, dư luận và những người quan tâm sự việc đã thực sự lấy làm bất ngờ trước việc Ân xá Quốc tế công khai/ thẳng thừng can thiệp vào công việc nội bộ của VN khi đòi “trả tự do ngay lập tức” cho Nguyễn Thuý Hạnh với những lí do hoàn toàn khác xa với tội danh mà Hạnh bị bắt. Do đó, điều dễ thấy dư luận kỳ vọng một góc nhìn, một thái độ khác từ Bộ Ngoại giao Cộng hòa Séc khi nhìn nhận về chuyện của Nguyễn Thuý Hạnh.
Tuy vậy, có vẻ như mọi thứ
đã được diễn ra theo một quỹ đạo cụ thể đã được Ân xá Quốc tế dọn đường. Bộ Ngoại
giao Cộng hòa Séc nói ra quan điểm không khác là mấy so với Ân xá Quốc tế nói
trước đó.
VOA Tiếng Việt thông tin về nội dung
lên tiếng của Bộ Ngoại giao CH Séc (Nguồn: FB)
Vẫn là “Chúng tôi hết sức quan ngại về vụ bắt giữ
nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh và những cáo buộc chống lại bà.
Đó
là một người đã làm việc không mệt mỏi để hỗ trợ các gia đình của những người bị
giam giữ một cách bất công.
Chúng
tôi kêu gọi thả bà Nguyễn Thúy Hạnh ngay lập tức và vô điều kiện."
Và như thế, sự lên tiếng
của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Séc đã lặp lại hai điểm mà Ân xá Quốc tế đã phạm phải
trước đó (1) can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của VN và (2) nội dung lên
tiếng bênh vực khác xa tội danh khiến bà Hạnh bị bắt.
Mỗi quốc gia luôn có chủ
quyền và hệ thống pháp luật riêng. Đó cũng là một trong những điều làm nên bản
sắc, sự khác biệt của từng quốc gia trong bối cảnh toàn cầu một cách nhanh
chóng, khốc liệt như hôm nay. Trong bối cảnh đó, thế giới nói chung đang hình
thành những hệ nguyên tắc, trong đó xuyên suốt và nền tảng hơn cả việc tôn trọng
quyền phán quyết của từng quốc gia đối với vấn đề nội bộ.
Ân xá Quốc tế, Bộ Ngoại
giao Cộng hòa Séc là hai trong những cái tên đi ngược lại những nguyên tắc có
tính “tối thiểu”đó. Họ tự cho mình cái quyền được phán xét, lên án và thậm chí
điều chỉnh cách hành xử của người khác. Mà họ không hiểu rằng nó đang đi quá xa
và vượt qua những biên độ thường tình, nhỏ nhất. Đó cũng là lí do để chúng ta
nên có những tiếng nói lên án, phản kích. Đừng để những tư tưởng quái thai đó
làm dị dạng những trật tự quốc tế mà mất rất nhiều năm mới hình thành và thiết
lập nên.
PHƯƠNG
NAM