Sau hai ngày xét xử, chiều 9/3/2021, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án Giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Theo đó, hội đồng xét xử
xét thấy hành vi của các bị cáo là vô cùng tàn ác, có sự bàn bạc từ trước, gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên đã bác toàn bộ kháng cáo của 6 bị cáo.
Điều đáng nói trong
phiên tòa phúc thẩm lần này, Hội đồng xét xử đã dành rất nhiều thời gian cho phần
tranh tụng, phân tích, chỉ rõ hành vi của từng bị cáo để họ hiểu và thấy được bản
án đã tuyên ở phiên sơ thẩm là đúng pháp luật, nghiêm minh với những người chủ
mưu và khoan hồng cho những người bị lôi kéo.
Thông tin từ báo Tuổi
trẻ tại phần tranh tụng, đại diện viện kiểm sát (VKS) giữ quyền công tố tại tòa
nêu quan điểm luận tội các bị cáo đối với Lê Đình Công và Lê Đình Chức (hai người
đã bị tuyên án tử hình tại phiên sơ thẩm) cho thấy rất rõ điều này: “Kiểm sát viên cho rằng nhóm bị cáo Lê Đình
Công (57 tuổi, con ông Kình), Lê Đình Chức (41 tuổi, con ông Kình), Bùi Viết Hiểu
(78 tuổi), Nguyễn Quốc Tiến (41 tuổi) chủ mưu cầm đầu, vừa chỉ đạo bị cáo khác
vừa trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội.
Toàn cảnh phiên tòa Phúc thẩm vụ án
Đồng Tâm hôm 9.3.2021 (Nguồn: Báo Tuổi trẻ)
Công
thừa nhận đã ném bom xăng, lựu đạn vào cảnh sát. Kiểm sát viên cho rằng với
tính chất mức độ, vai trò và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng từ hành vi của Công,
không thể giảm nhẹ án tử hình cho bị cáo này.
Với
Lê Đình Chức, đại diện VKS cho rằng bị cáo đã tiếp nhận chủ trương tấn công lực
lượng chức năng và trực tiếp ném gạch, bom xăng, lựu đạn vào cảnh sát. Bị cáo
còn dùng dao chọc và tự tay châm lửa đốt, đổ xăng xuống hố khiến 3 chiến sĩ
công an hi sinh. Chức bị xác định khai báo có mức độ, chưa thành khẩn và thậm
chí đổ trách nhiệm cho Lê Đình Doanh nên cũng không có căn cứ giảm nhẹ án tử
hình”.
Việc các bị cáo như Lê
Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến, Lê Đình Doanh thừa nhận tội danh,
mong nhận được sự khoan hồng và gửi lời xin lỗi đến thân nhân gia đình 3 cán bộ
công an hi sinh cho thấy rất rõ điều đó.
Một số vấn đề được nêu
ra từ trước và cũng là lí do khiến các bị cáo cũng như Ls bào chữa yêu cầu Tòa
trả và chỉ định một cơ quan điều tra khác điều tra, làm rõ vụ án để đảm bảo
tính khách quan cũng được thẳng thắn đề cập đến trong phần tranh tụng. Đại diện
Viện kiểm sát giữ quyền công tố đã trả lời hết sức mạch lạc, rõ ràng về vấn đề
thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, nhất là đám dân chủ trong nước này: “Trước đó, tại phần tranh luận, nhiều luật sư
bào chữa cho các bị cáo cho rằng có dấu hiệu vi phạm tố tụng, vụ án xảy ra ở địa
bàn Hà Nội nhưng Công an thành phố Hà Nội lại là đơn vị điều tra nên sẽ không
khách quan. Ngoài ra, việc các lực lượng công an tiến vào thôn Hoành, xã Đồng
Tâm có phải là đang thi hành công vụ không cũng chưa được làm rõ. Luật sư đề
nghị công khai kế hoạch bảo vệ của Công an Hà Nội.
Đối
đáp các vấn đề trên, đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội cho rằng theo quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự, vụ án xảy ra ở Hà Nội nên Công an Hà Nội điều tra
là đúng thẩm quyền. Hơn nữa, từ khi xảy ra vụ án đã có sự kiểm sát của Viện
KSND Hà Nội và các luật sư tham gia nên “không thể nói không khách quan”.
Như vậy cục diện của
phiên tòa đã đủ để thấy: Mọi ngõ ngách, vấn đề dù to, dù nhỏ của vụ án gắn với
hành vi của các bị cáo và toàn cục của vụ án đã được đưa ra tranh tụng và làm
sáng rõ nhất. Và điều đó không chỉ khiến cho các bị cáo (chủ thể liên quan trực
tiếp) mà dư luận, những người quan tâm tới vụ án cũng phải tâm phục, khẩu phục.
Đám dân chủ trong nước
đương nhiên là chủ thể thất vọng nhất khi chứng kiến những diễn biến của phiên
tòa phúc thẩm. Đến Trương Huy Đức, một kẻ chuyên chọc ngoáy những phiên tòa kiểu
này mà vẫn cạn lời để rồi bất chấp những diễn biến tại phiên tòa đã được báo giới
phản ánh để nói một cách ngu ngốc va thiếu lí lẽ rằng: “Chuẩn bị hung khí mà để
trong nhà thì có thể coi là chuẩn bị "phòng vệ". Trên thực tế là gia
đình cụ Kình đã bị tấn công. Tôi vẫn cho rằng, nếu đúng như các bị cáo thừa nhận,
họ đã giết 3 cán bộ công an, thì họ đã "vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng"(dù họ đã phòng vệ không thành công, cửa nhà tan nát, cha già bị giết)
hoặc "giết người trong trạng thái bị kích động mạnh"(do bị tấn công
vào ban đêm bằng vũ trang)…”. Những kẻ như Trương Huy Đức vì thế đã thất bại
hoàn toàn trong cái mưu đồ dựng dậy sự kiện Đồng Tâm như chúng đã thực hiện
trong quá khứ.
Đồng Tâm đã thực sự kết
thúc một cách đúng nghĩa. Những bản án được tuyên sẽ là nỗi đau cho Đồng Tâm,
cho những người ở lại nhưng đó cũng là bài học nhân sinh sâu sắc và muôn đời. Rằng
những thành phần phản loạn và muốn kiếm chác bằng bạo quyền thì chúng sẽ không
thể có được cái kết đẹp. Rằng sự thật, chân lý dù gai góc, khó hiểu đến mấy
nhưng cùng với thời gian nó cũng sẽ hiện diện và tồn tại sau cùng.
Điểm đáng mừng với Đồng
Tâm lúc này là khi phiên tòa này kết thúc những tín hiệu tốt lành đang đến với
miền quê này. Điển hình và tổng quan hơn cả là sự ổn định, phát triển trên nhiều
mặt của Đồng Tâm, không chỉ là chính trị mà còn cả kinh tế, chính trị. Và điều
đó đã chứng minh rất rõ thực tế,
Đồng Tâm chỉ thực sự ổn định khi không có những nhân tố phá bĩnh, chọc ngoáy và
sẵn sàng gây chuyện. Cũng vì thế, việc cơ quan chức năng bắt, xử lý các bị cáo
là nhân tố quan trọng giúp cho Đồng Tâm lấy lại và là chính mình.
Rồi đây Đồng Tâm sẽ hồi sinh một cách đúng
nghĩa và tin chắc rằng người dân Đồng Tâm sẽ biết cách để những đau thương của
quá khứ không lặp lại lần nữa.
PHƯƠNG
NAM