Trước những thông tin ban
đầu từ đại diện Bộ Tài nguyên - Môi trường tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ
tối 4/9/2019 về sự cố ô nhiễm môi trường tại khu vực nhà máy Rạng Đông. UBND Tp
Hà Nội đã nhanh chóng có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất
những tác động có thể xảy ra từ sự cố.
Theo ghi nhận từ báo giới
và nhiều nguồn tin liên quan thì 1 ngày sau cuộc họp báo (5/9/2019), Chủ tịch
UBND thành phố Hà Nội có văn số 3840/UBND-DDT yêu cầu tiếp tục thực hiện các biện
pháp, theo dõi, giám sát chặt chẽ những tác động, ảnh hưởng sau vụ cháy có thể
gây ra đối với sức khỏe người dân khu vực phường Hạ Đình và phường Thanh Xuân
Trung, quận Thanh Xuân. Văn bản trên cũng yêu cầu các cơ quan chức năng liên
quan nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng ngừa, khắc phục các tác động xấu
do vụ cháy gây ra đối với sức của người dân và môi trường. Trong đó để đảm bảo
sức khoẻ của người dân, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã giao Giám đốc Sở Y tế chủ
trì, Chủ tịch quận Thanh Xuân phối hợp: Bố trí bác sĩ, y tá trực 24/24 tại 2
phường Hạ Đình và Thanh Xuân Trung, tổ chức khám sức khỏe miễn phí tại khu vực
bán kính 500m theo yêu cầu của người dân; tổ chức tuyên truyền hướng dẫn cho mọi
người dân tổ chức các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu các tác động ảnh hưởng
đến sức khỏe và môi trường sống của của người dân trong khu vực.
Hiện trường vụ cháy kho hàng Công ty
Rạng Đông (Nguồn: FB)
Không chỉ có những biện
pháp phòng ngừa như đã thông tin, Hà Nội cũng đang nhanh chóng phối hợp với các
cơ quan chức năng đánh giá một cách khách quan, chuẩn xác những tác động của sự
cố đã xảy ra để có hướng khắc phục hậu quả nhất là với môi trường sống của người
dân xung quanh. Theo đó, “Chủ tịch Nguyễn
Đức Chung giao Giám đốc Sở Tài Nguyên - Môi trường chủ trì tổ chức việc quan trắc
chất lượng không khí, lấy mẫu đất, mẫu nước trong vòng bán kính 500 m để phân
tích. Trên cơ sở kết quả thu thập được, đối chiếu quy chuẩn của Việt Nam, WHO,
tổ chức thông báo công khai, minh bạch tới người dân trong khu vực, cũng như
báo chí. Chủ trì phối hợp với Công ty cổ phần Bóng đèn phúc nước Rạng Đông, Bộ
Tư lệnh Thủ đô làm việc với Bộ Tư lệnh hóa học (Bộ Quốc phòng), triển khai thực
hiện tẩy độc nhà máy và trong bán kính 500 vùng ảnh hưởng (nếu có các chỉ tiêu
độc hại vượt mức cho phép)”.
Đồng thời để đảm bảo
không bỏ lọt tội phạm và hành vi phạm tội của các cá nhân, tổ chức liên quan, “Chủ
tịch Thành phố Hà Nội chỉ đạo CQĐT, Công an Thành phố khẩn trương điều tra, xác
định nguyên nhân của vụ cháy, xác định nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của hàng
hóa nhập khẩu của Công ty CP Rạng Đông, làm rõ số lượng nhập, số lượng hóa chất
đã sử dụng, số lượng hóa chất bị cháy nổ, số lượng còn lại trong kho. Trưng cầu
cơ quan chuyên môn giám định nguyên nhân gây cháy, mức độ ảnh hưởng môi trường
do vụ cháy gây ra; Trưng cầu Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam giám định.
Sớm có kết luận để công bố công khai, minh bạch cho người dân và dự luận khi có
kết quả.
Chủ tịch Thành phố Hà Nội
Nguyễn Đức Chung yêu cầu Công ty CP phích nước Rạng Đông phối hợp chặt chẽ cung
cấp thông tin chính xác nguồn gốc xuất xứ, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình bảo
quản các vật tư thành phẩm (thủy ngân, amalgam…) nhằm xác định chính xác số thủy
ngân, amalgam… bị cháy cũng như số lượng còn lại; Khẩn trương ổn định sản xuất,
đảm bảo ổn định việc làm, tinh thần cho người lao động. Tổ chức thăm hỏi, cảm
ơn người dân khu vực, công nhân tham gia chữa cháy, khắc phục hậu quả”.
Ngay lúc này đây có thể cảm
nhận được sự quyết liệt của người đứng đầu UBND tp Hà Nội trong sự việc; nhiều
giải pháp có tính tổng thể, căn cứ, đa chiều đã được triển khai với mục đích hạn
chế được tới mức thấp nhất những tác động của sự cố, sớm khắc phục hậu quả để
người dân sinh sống xung quanh yên tâm sinh sống và khắc phục những tác động
liên quan…
Nói như thế để thấy ngay
sau sự cố Hà Nội đã ít nhiều cho thấy sự chuyên nghiệp, nghiêm túc và cũng hết
sức thận trọng của mình trong quá trình đối phó với những hiểm hoạ từ môi trường.
Chính quyền, các cơ quan chức năng cũng đã sớm đưa ra những cảnh báo về tác hại
của sự cố và yêu cầu người dân cần phải đề phòng ô nhiễm hóa chất... Cũng nói
thêm, trước đó từ tháng 5-2018, UBND TP Hà Nội đã có quyết định phê duyệt đề án
“Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với TP Hà Nội”;
đáng nói hơn, trong nội dung đề án đã dự báo khá sát những tác động, sự cố xảy
ra và đề ra khá bài bản những biện pháp cần tiến hành, trong đó có kịch bản về
thảm họa có thể xảy ra đối với thủ đô. Nào là vỡ đê sông Hồng, ô nhiễm nguồn nước;
nào cháy nổ, sụp đổ công trình tại các khu dân cư; rò rỉ phóng xạ từ ba nhà máy
điện hạt nhân tận bên kia biên giới phía Bắc, tức khu vực Đông Nam của Trung Quốc
cũng được tính tới.
Với những gì đang triển
khai, tin tưởng Hà Nội sẽ sớm xử lý được sự cố; sẽ xoá bỏ được những suy nghĩ
không hay, thậm chí kích động của các thành phần xấu nhân sự việc.
TRÙNG
DƯƠNG