Theo dõi những lần lên tiếng gần đây của Tổ chức Ân xá quốc tế đối với những vấn đề hiện diện tại VN. Nhiều người có cảm giác chỉ cần VN “sểnh” ra cái gì thì tổ chức này ngay lập tức lên tiếng và có những động thái yêu cầu này – nọ - kia. Sự lặp lại nhiều lần, liên tục khiến nhiều người không mấy hứng thú với những điều được tổ chức này lên tiếng.
Và trong lần lên tiếng mới đây
về trường hợp Nguyễn Thúy Hạnh (Hà Nội) dư luận một lần nữa nhìn thấy rõ hơn
chân tướng và bản chất đằng sau những lần lên tiếng của tổ chức được cho hoạt
động với mục đích: “là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, đặt ra mục đích bảo
vệ tất cả quyền con người đã được trịnh trọng nêu ra trong bản Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền và các chuẩn mực quốc tế khác”.
Nội dung lên tiếng của Ân xá Quốc tế về bà
Nguyễn Thúy Hạnh (Nguồn: FB)
Theo đó, lẽ ra với những vấn đề
nội bộ của một nước có chủ quyền thì mọi sự lên tiếng (nếu có) nên có sự thận
trọng nhất định. Nên tránh những cách nói có tính khẳng định bởi, với những vấn
đề nội bộ thì cách hành xử không thể lúc nào cũng tuân theo luật pháp hay những
thông lệ quốc tế. Nó luôn được điều chỉnh bằng những hệ thống luật pháp có dấu
ấn, tập quán, lề lối của chính quốc gia đó.
Thế nhưng, dường như Ân xá Quốc
tế không mảy may quan tâm tới điều đó. Chỉ cần lên tiếng thì y như rằng, những
gì được nói ra sau đó là “yêu cầu” này – kia. Với trường hợp Nguyễn Thúy Hạnh,
tổ chức này đã thẳng thừng đã yêu cầu “trả tự do ngay lập tức cho Nguyễn
Thúy Hạnh”. Bản thân việc yêu cầu “trả tự do” đã là quá đáng, mà “trả tự do
ngay lập tức” thì sự quá đáng, thô lỗ đã đến độ công khai nhất, ngoài sự tưởng
tượng của nhiều người.
Chưa hết, trong cách hành xử
của mình, tổ chức này với ít nhiều bộc lộ được sự thiếu hiểu biết luật pháp VN
của mình. Trong khi bà Hạnh bị bắt về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước
CNXHCN VN” theo điều 117 – BLHS năm 2015 nhưng khi biện hộ cho hành vi của bà
này, Ân xá Quốc tế lại nêu vấn đề như sau: "bà Hạnh là một nhà hoạt
động truyền cảm hứng do hoạt động không ngừng nghỉ để giúp đỡ những tù nhân
lương tâm bị kết án bất công tại Việt Nam. Dù bị sách nhiễu, bà Hạnh vẫn kiên
định với công cuộc này. Mà ai cũng
biết bản chất của hành vi mà bà Hạnh được đề cập này chẳng liên quan tới lí do
khiến bà bị bắt. Hay nói cách khác, ngay điều quan trọng nhất trong câu chuyện
– lí do bà Hạnh bị bắt Ân Xá Quốc tế vẫn chưa thực sự hiểu. Họ lên tiếng đơn
giản họ yêu mến và bà Hạnh thuộc diện quan tâm, lên tiếng của chính họ. Ngoài
ra không vì những lí do có tính này kia.
Điều
đó ít nhiều cho thấy được cách thức hành xử của tổ chức này. Họ không quan tâm
tới những điều chính diện, những điều được luật hóa. Họ chỉ nhăm nhăm bảo vệ
những kẻ mà theo họ - họ cần và khi họ bảo vệ, họ sẽ được cái gì! Và với cách
hành xử đó, thật dễ hiểu tại sao khi Ân Xá Quốc tế đang dần mất đi địa vị mà lẽ
ra họ được nhận. Với đà này, Ân xá Quốc tế lên tiếng sẽ rơi vào tình trạng “chó
sủa trăng”…
PHƯƠNG NAM