Phát
biểu trên báo Lao động, lí giải về phát biểu Ông Đoàn Ngọc Hải xin từ chức
là một “bi kịch”, đại biểu quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói như
sau: "Theo đó, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Dương Trung Quốc cho rằng, việc
quản lý lòng lề đường là nỗi bức xúc chung của cả thành phố, trong đó có những
người nhiệt tình như ông Đoàn Ngọc Hải mà cơ chế lại không ủng hộ.
Việc ông Hải xin từ chức là một việc rất buồn bởi rồi sau đó, liệu có ai có đủ
nhiệt huyết, nhiệt tình như ông Hải đứng lên trong cuộc chiến vỉa hè hay không?
“Ở
đây tôi muốn nói, chính sách đưa ra không đến nơi đến chốn mà chỉ nói chung
chung là dẹp vỉa hè khiến ông Đoàn Ngọc Hải bị đẩy vào tình thế khó. Người xây
dựng chủ trương đã không có cơ sở thực tiễn nên đặt vấn đề không chính xác, chỉ
hô hào trả lại vỉa hè cho người đi bộ, nhưng cần phải hiểu rằng người đi bộ chỉ
là một phần nhỏ trên vỉa hè ấy.
Vỉa
hè có nhiều công năng, còn dịch vụ, hạ tầng. Các nước khác cũng sử dụng vỉa hè
để dựng quán ăn, nhưng đến mức độ nào, quy định chặt chẽ ra sao để khai thác,
sinh lợi và để đảm bảo công bằng cho mọi người thì phải được tính toán kỹ” – ĐBQH
Dương Trung Quốc phân tích.
Đại
biểu Dương Trung Quốc (Nguồn: FB).
Tôi
cho đó là nhận định chính xác của ông Quốc trên tư cách là một người phản biện.
Nhưng tôi hoàn toàn không đồng tình với ông Quốc, bởi những phát biểu của ông
đa phần đi sau, tới chậm. Hay nói cách khác, nó diễn ra sau khi sự việc đã hoàn
tất; mọi sự đã được đoạt.
Từ
câu chuyện của ông Hải: Ông Quốc đã lên án chính sách: "Chính sách
đưa ra không đến nơi đến chốn mà chỉ nói chung chung là dẹp vỉa hè khiến ông
Đoàn Ngọc Hải bị đẩy vào tình thế khó. Người xây dựng chủ trương đã không có cơ
sở thực tiễn nên đặt vấn đề không chính xác, chỉ hô hào trả lại vỉa hè cho
người đi bộ, nhưng cần phải hiểu rằng người đi bộ chỉ là một phần nhỏ trên vỉa
hè ấy". Tuy nhiên, có một thực tế là đằng sau những tuyên bố,
việc làm quyết liệt từ ông Hải, ngay cả ông Quốc đã tán thưởng.
Ông
Quốc và những người ủng hộ ông Hải đã tin tưởng rằng, với những gì đã, đang thể
hiện ông Hải sẽ ít nhiều làm thay đổi diện mạo thành phố Hồ Chí Minh nhất là
tại các quận Trung tâm. Nạn ùn tắc giao thông sẽ được hạn chế, người dân sẽ dễ
thở hơn. Lúc đó không ai mảy may lên án, phê phán chính sách, dù chỉ nói ra,
đặt vấn đề ra.
Đó
là một thực tế đáng buồn từ cách phản biện của những người có học thức, được
'ăn lương để phản biện" như ông Quốc.
Có
một điều chúng ta cũng nên lưu tâm, rằng câu chuyện trả lại vỉa hè do ông Hải
thực hiện đã diễn ra trong thời gian dài; thu hút sự chú ý đặc biệt của dư
luận. Ông Hải vì dư luận và bị thúc ép tứ bề vì thế cũng hăng hái hơn. Nhưng
cái điều khó đối với ông Hải lại từ cái tính cách và sự liêm sỷ của ông ta. Khi
không làm được việc ông ta sẵn sàng nghỉ việc. Và đó cũng là căn nguyên và
đường đi của cái bi kịch của riêng cá nhân ông Hải.
Sau
sự việc này, điều mà xã hội mất không chỉ là một con người có liêm sỷ mà còn
mất đi một cán bộ mẫn cán, có nhiệt huyết và quan trọng hơn sẽ mất đi một phong
trào. Đó mới là thứ hệ lụy đáng lo, đáng nói. Và trong đó cũng có trách nhiệm
của những người như ông Quốc.
TRÙNG DƯƠNG