Như một thói quen, Ts
Nguyễn Xuân Diện, viện Hán Nôm VN lại đăng đàn phát biểu với báo Đài nước ngoài
mà Diễm Thi, RFA là khách ruột của Diện trước những vấn đề nổi lên. Chủ đề của
bài phát biểu mới nhất là liên quan sư Thích Thanh Toàn… và với một chủ đề
không thể hót hơn, ông Ts Hán Nôm này đã say sưa nói. Xin được dẫn lại từ Diễm
Thi, RFA: “Với Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện,
cũng thuộc Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thì vấn đề văn hóa tâm linh đã bị các nhóm
lợi ích thương mại hóa, trở thành một lĩnh vực kinh doanh với lợi nhuận khổng lồ.
Ông nói:
“Cách
đây 10-15 năm, một số người giàu có kết hợp với các quan chức coi việc trùng tu
hoặc nâng cấp mở ra các chùa chiền. Đấy là cách làm ăn của họ có thể thấy ở tất
cả các nơi, mà thực chất đằng sau nó là việc kinh doanh. Họ chỉ mượn các vấn đề
tôn giáo, tín ngưỡng để kinh doanh, đây là mối lợi béo bở giữa các thế lực chức
sắc tôn giáo, các doanh nghiệp giàu có và các quan chức từ trung ương đến địa
phương. Ba thế lực chân vạc này nó tạo nên những cái khu du lịch Bái Đính ở
Ninh Bình và Đại Nam lạc cảnh ở Bình Dương.”
Bài trên trang của Nguyễn Xuân Diện
(Nguồn: Fb)
Với
những tai tiếng xảy ra liên tục những năm gần đây liên quan đến việc lợi dụng
tôn giáo để trục lợi như gần đây nhất là vụ “giải vong” ở chùa Ba Vàng, vụ Đại
Đức Thích Thanh Toàn “gạ tình” phóng viên, dư luận cho rằng cần phải có sự cải
tổ từ Giáo Hội Phật giáo Việt Nam. Đại Đức Thích Tâm Vượng chia sẻ với RFA về
việc này hôm 9/10:
“Cái
đấy thì thầy cũng không dám có ý kiến vì phải do Trung ương giáo hội. Thầy chỉ
phụ trách cấp cơ sở nên phải tuân thủ chỉ đạo từ trên xuống dưới. Giáo hội muốn
hoạt động được thì phải do Ban tôn giáo chính phủ, Bộ nội vụ, nên các thầy phải
tuân thủ từ trên xuống dưới.”
Tiến
sĩ Nguyễn Xuân Diện nhận định, cho đến bây giờ thì càng ngày lòng tin của con
người trong cuộc sống hiện tại càng mất đi. Chưa bao giờ các vấn đề về băng hoại
giá trị truyền thống rạn nứt như bây giờ, cho nên người dân không tìm được sự
an ủi, niềm tin nơi trần thế thì họ phải tìm kiếm trong tôn giáo.
Chính
những người trong những ngôi chùa như vậy kết hợp với những quan chức cấp tỉnh
và kết hợp với những đại gia lợi dụng sự yếu đuối, sự, mê lầm đó của dân chúng
để họ trục lợi. Họ quyết liệt phải trục lợi bằng được. Ông cho rằng đây đã đến
hồi mạt pháp của Phật giáo Việt Nam và khó có thể chấn hưng lại”.
Đọc qua thì ông Ts gốc Đường
Lâm, Ba Vì, Hà Nội này nói khá nhiều chuyện và dễ thường đó đều là những chuyện
động chạm sâu vào nội bộ Phật giáo và cả những đường hướng mục vụ của tôn giáo
này.
Và không cần chờ quá lâu
thì mới đây trên nhiều điễn đàn, đã xuất hiện khá nhiều bài viết tấn công lại
Ts Nguyễn Xuân Diện và cũng kêu đòi cơ quan hữu trách phải có những biện pháp mạnh
tay để xứ trí thói ăn nói hàm hồ của ông này.
FB Tâm Cao Minh trong bài
“NÓI THÊM VỚI CẶN BÃ TRI THỨC" có đoạn: “Chẳng ngờ trên trang face của một tiến sĩ Viện NC Hán Nôm nổi tiếng mà
lại ngang nhiên bài xích Phật giáo bằng thái độ trịch thượng, của bọn thừa nước
đục thả câu với tựa đề:” Chả nghề nào kiếm bằng nghề tu, các bác ạ”, tưởng đâu
là của bọn đĩ bút". Và chỉ ra rằng: “Khổng Tử nói:” Đại học chi đạo, tại
minh minh đức”, nghĩa là cái chỗ chí đạo là làm sáng cái đức sáng của mình. Chẳng
hiểu tiến sĩ hán thư một bụng ấy đã sáng chưa mà vội phê bình cả tăng đoàn gọi
đi tu là một cái nghề. Chắc cũng chưa từng nghe Tuệ Trung Thượng Sĩ dạy “ Phản
Quang Tự Kỷ Bổn Phận Sự Bất Tùng Tha Đắc”.
Điều này chúng tôi rất
mong tăng ni Phật tử trong và ngoài nước cùng lên tiếng. Tuyệt đối không để cho
ai lợi dụng cơ hội xúc phạm đến sự tôn nghiêm của đạo Phật. Còn người đã sáng
các Đức sáng như nho học chủ trương, chắc cũng biết thế nào là liêm sĩ.
Chính chỗ Đức sáng ấy
tương đồng với nhà Phật, là chỗ dung hợp với Phật tâm. Cho nên dù chúng sanh tạo
nghiệp vào địa ngục, thì Phật tánh cũng chẳng can hệ gì mà thọ khổ. Đạo Phật được
trình bày dưới hai phương diện Tục Đế và Chân Đế. Tục đế là chân lý thế gian,
có vô thường, thịnh suy, sanh diệt”.
Xung quanh chuyện xây
chùa to, chùa nhỏ, bài viết cũng lí giải thêm: “Chùa xây lớn hay nhỏ đều là của
dân, nào phải của nhà sư. Nếu nói chùa kinh doanh thì cứ dịp trưng ra bằng chứng.
Đừng cứ quơ quào. Bằng thái độ cào bằng ấy, mà thức giả xem thường. Bởi núi cao
còn có núi cao hơn. Tri thức không đi kèm với tâm đức chỉ là hạng tầm thường.
Hay nói khác hơn là thiển cận” và không quên so sánh với các công trình của các
tôn giáo khác để làm sáng tỏ luận điểm được nói đến: “Vậy tại sao tiến sĩ không
trả lời xây nhà thờ lớn như TT Đức Mẹ Núi Cúi, thánh đường La Vang để làm gì? Nếu
nói chùa truyền thống Việt Nam chưa từng vượt ra khỏi phạm vi làng xã thì cứ về
ôm luỹ tre làng mà sống, trong khi Phật giáo đang trên đà hội nhập và phát triển”.
Bài viết cũng đặt ra vấn
đề với cá nhân Ts Nguyễn Xuân Diện: “Nếu
nói đi tu là một cái nghề nhanh hái ra tiền. Thì thôi, ông tiến sĩ bỏ hết sự
nghiệp, gia sản, vợ con để vào chùa tu mà kiếm cơm, chứ đứng ngoài bình phẩm
làm gì? Thử xem ông trụ được mấy ngày với kỉ luật khắc khe của tự viện, bình thản
trước mọi đắng cay với thế thái nhân tình”.
Trong chuyện này việc Ts
Diện công khai tấn công Phật giáo ngoài những vấn đề được nói đến thì còn vì
tinh thần, đường hướng mục vụ của tôn giáo này quá gắn chăt với dân tộc. Điều
đó khiến cho không ít kẻ trong đó có Ts Diện phải bất lực trong bài kích bác và
sử dụng vai trò của tôn giáo này để chống phá chế độ (ngoài những trường hợp chống
phá có tính tự thân). Và nhân những chuyện không hay xảy ra trong Phật giáo mới
đây, dù đó chỉ là hiện tượng là thiểu số của một vài cá nhân không tốt nhưng vị
ts này đã lên tiếng, quy đồng và đánh tráo hiện tượng với bản chất…
Với lần lên tiếng này, Ts
này những mong “một mũi tên trúng hai cái đích” nhưng chính ông không hiểu rằng,
bản thân mỗi tôn giáo đều xuất phát từ những cái chân thiện mỹ. Nếu có những điều
không hay thì đó là cái không muốn và đương nhiên với nhu cầu có tính tự thân,
để tồn tại thì họ không còn cách gì khác ngoài việc làm mạnh và chấn chỉnh
mình. Vậy mà với góc nhìn của một kẻ ngoại đạo, Vị ts này lại cố tình chọc
ngoáy, thêm thắt và đánh đồng hiện tượng với bản chất khiến cho người khác nhìn
Phật giáo với những góc nhìn ảm đạm và thê lương, không thể cứu vãn…
Việc ông Ts này bị tấn
công vì thế là chuyện dễ hiểu, không có điều gì phải bàn cãi… và đó cũng là điều
để Ts này biết tới: Tấn công tôn giáo chỉ có thất bại chứ đừng mong nhận được
những kết quả tốt đẹp!
TRƯỜNG
GIANG