Phiên tòa sơ thẩm vụ án Nguyễn Văn Đài và đồng bọn phạm tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân đã được kết thúc trong ngày 4/6/2018 và
tất nhiên, cái kết thì không khác sơ thẩm là mấy. Có chăng, lần này, chỉ có 4/6
bản án được tuyên và phiên tòa cũng chỉ có 4 bị cáo thay vì 6 bị cáo như sơ
thẩm!
Các đối tượng tại phiên
phúc thẩm vụ án Nguyễn Văn Đài và đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
(Nguồn: FB)
Có thể trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, tôi có nghe vài ba,
có thể là nhiều hơn nói về vụ án. Họ lên án nhà cầm quyền, lên án cơ quan thực
thi pháp luật đã bắt oan, xử oan những người vô tội, những người đấu tranh vì
công lý & hòa bình... Họ nói tới những giá trị mà "Hội anh em dân
chủ" đã thiết lập được sau 11 năm có mặt và đứng chân tại VN... Nhưng thật
vô lý và cũng hết sức trớ trêu khi không ai đặt câu hỏi, không ai hoài nghi tại
sao Nguyễn Văn Đài - kẻ cầm đầu vụ án và trợ thủ của mình là Lê Thu Hà lại
không có đơn khiếu nại bản án? Hay chăng, đúng như lời cô Kim Khánh, vợ Đài nói
- do không tin tưởng có sự đổi thay và ngại bị thay đổi trại giam nên Đài và Hà
không có đơn kháng án?
Về phía mình, tôi cho điều được vợ Đài nói ra là vô lý, là khó tin
và ngụy biện. Bởi lẽ, bản án mà Đài bị tuyên là không ít chút nào (15 năm và 5
năm quản chế). Nó đủ động lực và to tát để bất cứ ai thử vận may đổi thay chứ
không đến nỗi tỏ ra "an phận thủ thường đến thế". Từ điều này, sẽ
không ngoa và sai nếu nói rằng, đằng sau việc Đài không có đơn kháng án chứa
đựng một ý đồ được ẩn dấu trong đó mà có lẽ chỉ có Đài và gia đình gã biết mà
thôi!
Quay lại với bản án của 4/6 thành viên Hội anh em dân chủ kết thúc
chiều 4/6/2018. Với bản án y án sơ thẩm, vụ án và số phận của những kẻ bị tuyên
án đã được an bài. Cộng vào đó, việc Đài không có đơn kháng án đồng nghĩa với
gã chấp nhận bản án sơ thẩm thì có lẽ mọi thứ đã nên kết thúc tại đây. Chúng ta
cũng không nên bàn ra vào việc ai đúng, ai sai; việc bắt và xét xử thành viên
"hội Anh em dân chủ" gắn với những toan tính gì đó...
Và đối với số người nhà của Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức,
Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn nên chăng học cách chấp nhận bản án; xem bản án
là điều mà người thân mình phải trả giá cho những gì đã xảy đến. Đó cũng là
cách tốt nhất để người thân của mình yên tâm thi hành án, cải tạo tốt để sớm
hoàn lương, làm lại cuộc đời.
TRÙNG DƯƠNG